MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Fake news: Facebook – Google – Youtube và cuộc chiến chống tin giả

Theo Bloomberg, các quảng cáo nhắm vào phụ nữ mang thai đang lan truyền thông tin sai lệch về chống vaccine. Nguồn tin giả này đã làm bùng phát dịch sởi trên nhiều bang nước Mỹ, gây ra sự phẫn nộ lớn trong dân chúng.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC, đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh sởi kể từ tháng 1 năm 2019 - nhiều hơn cả năm 2016 khi chỉ có 86. Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã liệt kê sự thiếu niềm tin vào vaccine là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe toàn cầu năm 2019.

Ở thời điểm hiện tại, những hội nhóm như "Chống vaccine" hay "Sự thật về vaccine" trên Facebook tại Mỹ có tới hơn 40 nghìn thành viên.

Báo The Guardian cho biết họ nhận thấy rằng kết quả tìm kiếm về các nhóm và trang có thông tin về vaccine trên Facebook thực ra lại bị chi phối bởi những người chống vaccine. Những gợi ý tìm kiếm của Youtube hóa ra cũng dẫn người xem đến những thông tin chống tiêm chủng.

Ngay sau đó, YouTube đã thông báo rằng họ sẽ giảm số lượng video chứa thông tin độc hại có thể gây hiểu lầm cho người dùng. Người phát ngôn của Youtube cũng lưu ý rằng, họ đã bắt đầu sử dụng dữ liệu từ Wikipedia và Encyclopedia Britannica để cung cấp thêm thông tin cho người dùng. Những thông tin này sẽ được hiển thị ngay bên dưới video về một số chủ đề nhất định, bao gồm công dụng, liều dùng và tác dụng phụ của vaccine (vaccine MMR).

Trả lời Business Insider, Facebook nói rằng họ đang tìm cách phổ biến nguồn tin chính thống về vắc-xin rộng rãi hơn đồng thời giảm thiểu tác hại do thông tin sai lệch. Tuy nhiên, họ vẫn đang "suy nghĩ về cách tiếp cận đúng đắn cho những nỗ lực giảm thiểu fake news".

Người dùng Facebook sẽ có quyền report các thông tin sai lệch bất cứ lúc nào, và các nội dung liên quan đến sức khỏe sẽ được giám sát chặt chẽ bởi đối tác fact-check (xác thực thông tin) của Facebook ở 25 quốc gia.

Fake news: Facebook – Google – Youtube và cuộc chiến chống tin giả - Ảnh 1.

"Chúng tôi cam kết cung cấp thông tin chính xác và hữu ích trên toàn Facebook", một phát ngôn viên của Facebook nói - "Chúng tôi sẽ loại bỏ các bài viết vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng của chúng tôi, hạ cấp thông tin sai lệch, và yêu cầu một bên thứ ba kiểm tra nội dung các bài viết để cung cấp cho mọi người cái nhìn đa chiều hơn. Chúng tôi có nhiều việc phải làm và sẽ tiếp tục nỗ lực cung cấp thông tin giáo dục về các chủ đề quan trọng như sức khỏe".

Adam Schiff, một nhà phê bình thuộc Đảng Dân chủ từ California, đã gửi thư kêu gọi CEO Facebook Mark Zuckerberg và CEO Google Sundar Pichai có những hành động quyết liệt để ngăn chặn thông tin vaccine sai lệch đang lan tràn trên các nền tảng thông tin.

"Các thuật toán định hướng Facebook và Google không được thiết kế để phân biệt thông tin chất lượng với thông tin sai lệch. Máy móc chưa nhận thức thông tin sai lệch và hậu quả của, điều này sẽ đặc biệt gây rắc rối cho các vấn đề sức khỏe cộng đồng", Schiff nói trong thư.

Năm 2018, Google đã công bố ra mắt Google News Initiative (GNI), một dự án mà họ đổ vốn 300 triệu USD. GNI có ba mục tiêu: nâng cao và tăng cường chất lượng truyền thông, phát triển các mô hình kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và trao quyền cho các tổ chức tin tức thông qua đổi mới công nghệ.

Google cũng đã đầu tư cho Factmata, một công ty đang phát triển công nghệ kiểm tra thực tế bằng trí tuệ nhân tạo để chống tin giả. Factmata sẽ tung ra phần mềm chống các quảng cáo chứa nội dung cực đoan trong năm nay.

Fake news: Facebook – Google – Youtube và cuộc chiến chống tin giả - Ảnh 2.

Trong một cuộc trò chuyện với PitchBook, CEO của Factmata cho biết, "đại dịch" tin giả là vấn đề kéo dài 10 đến 20 năm, không chỉ ảnh hưởng đến lĩnh vực truyền thông, mà cả quảng cáo, tài chính, giao dịch, lập trình, quan hệ công chúng: "Internet được xây dựng dựa trên những bài phát biểu miễn phí. Điều đó có thể mang lại những lợi ích rất lớn, nhưng đồng thời nó cũng cho phép kẻ xấu lan truyền những tin tức độc hại cho nền dân chủ và xã hội".

Nguyễn Thái Quỳnh Trang

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên