MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Financial Times: EU cho biết Việt Nam thể hiện nỗ lực chống đánh bắt hải sản trái phép

Sau khi EU rút "thẻ vàng" với hải sản Việt Nam, một nguồn tin từ EU nói với tờ Financial Times rằng Việt nam đã thể hiện nỗ lực tuân thủ các yêu cầu của EU. Cụ thể, nguồn tin cho biết: “Họ (Việt Nam) đã nhận ra sự tồn tại của vấn đề và đang tăng cường đối thoại với EU; việc tiếp theo là phải hành động, họ vẫn còn nhiều việc phải làm”.

Vào tháng 10, EU rút “thẻ vàng” với hải sản Việt Nam, cảnh cáo đối với việc khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không được quản lý (IUU). Theo đó, Việt Nam có 6 tháng để cải thiện tình hình, nếu không sẽ đối mặt với nguy cơ cấm nhập khẩu của EU. Tháng 03/2018 sẽ diễn ra lần kiểm tra tiếp theo của EU đối với Việt Nam.

Việt Nam là một trong những quốc gia khai thác hải sản lớn nhất trên thế giới, xếp sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và Na Uy. Dự kiến năm 2017, hải sản xuất khẩu của Việt Nam trị giá 8,3 tỷ USD. Thị trường châu Âu chiếm khoảng 1/5 sản lượng xuất khẩu hải sản của Việt Nam. Tính đến hết tháng 11, lượng hải sản Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu trị giá 1,4 tỷ USD, tăng 23% so với năm ngoái.

Ngoài ra, EU cũng phạt hoặc cảnh cáo một số nước và vùng lãnh thổ ở châu Á khác do sai phạm trong đánh bắt hải sản. Thái Lan và Đài Loan nhận thẻ vàng, Cambodia nhận thẻ đỏ, có nghĩa là nước này tạm thời không được phép xuất khẩu hải sản tươi sống vào EU.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (Vasep) phát biểu trên tờ Financial Times: “Chúng tôi đang nỗ lực hết sức để đảm bảo EU không rút thẻ đỏ với Việt Nam”. Ông nói thêm: “Chúng tôi tiến hành nhiều hoạt động để cải thiện tình hình và tuân thủ những đề xuất từ phía EU”.

Vào tháng 11, Quốc Hội thông qua Luật thủy sản sửa đổi. Theo đó, Nhà nước tăng cường kiểm soát việc đánh bắt hải sản và mức phạt tối đa là 1 tỷ đồng (44.000 USD) với những sai phạm nghiêm trọng.

EU yêu cầu Việt Nam kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hoạt động khai thác. Hiện tại việc đánh bắt vẫn diễn ra mà không có các thiết bị theo dõi, ngư dân vẫn đánh bắt tại vùng biển Nam Á và New Caledonia.

Ngoài ra, Việt nam cũng nhập khẩu một lượng lớn hải sản từ nước khác. Vì vậy, EU yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Một nguồn tin từ EU nói với tờ Financial Times rằng Việt nam đã thể hiện nỗ lực tuân thủ các yêu cầu của EU. Cụ thể, nguồn tin cho biết: “Họ (Việt Nam) đã nhận ra sự tồn tại của vấn đề và đang tăng cường đối thoại với EU; việc tiếp theo là phải hành động, họ vẫn còn nhiều việc phải làm”.

Các doanh nghiệp xuất khẩu cho biết họ đã gặp gỡ và đào tạo ngư dân để tránh đánh bắt trái với quy định của EU. Bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Tổng giám đốc và Cổ đông của công ty Hải Nam, cho rằng trách nhiệm giải quyết tình trạng đánh bắt trái phép là của Nhà nước. Bà cho biết: “Nếu bất cứ con tàu nào đang đánh bắt phi pháp thì các cơ quan đứng đầu phải có trách nhiệm chấm dứt tình trạng đó”.

Ông Nguyễn Hoài Nam nói thêm: “Sau 2 tháng, tôi nghĩ tình trạng đánh bắt trái phép đã giảm xuống”. Bên cạnh đó, Chính phủ chỉ đạo các tàu đánh cá buộc phải kết nối với tín hiệu vệ tinh mỗi hai giờ đồng hồ.

Lan Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên