img
Gamuda Land và câu chuyện phát triển dự án “kỳ lạ” nhất Việt Nam - Ảnh 1.

Gặp ông Dennis Ng Teck Yow - Phó Tổng Giám đốc Gamuda Land Việt Nam vào thời gian cuối năm, mới cảm nhận được những nỗ lực không ngừng của một chủ đầu tư có tâm đã biến vùng “rốn nước” Yên Sở trở thành “lá phổi xanh” tuyệt vời của thủ đô.

Gamuda Land và câu chuyện phát triển dự án “kỳ lạ” nhất Việt Nam - Ảnh 2.

Những ai được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội hẳn chẳng còn xa lạ với vùng “rốn nước” Yên Sở bởi đây là một đầm trũng nước chảy của sông Sét và sông Kim Ngưu - nơi người dân quanh năm sống chung với dòng nước đen đặc, đất đai hoang hóa. Hàng năm việc canh tác trên những thửa ruộng nơi đây chỉ dừng ở 1 - 2 vụ bấp bênh bởi yếu tố thời tiết và việc ô nhiễm nặng nề từ nguồn nước thải. Còn nhớ năm 2008 khi Hà Nội phải đối mặt với một trận lụt lịch sử, trạm bơm Yên Sở chìm trong biển nước không thể hoạt động đã khiến nhiều khu vực trong nội thành phải chịu cảnh lụt lội trong thời gian dài… Có lẽ ấn tượng duy nhất về Yên Sở khi đó là một vùng “đất chết”, nơi sự sống khó có cơ hội hồi sinh.

Ấy vậy mà chỉ sau vài năm trở lại Yên Sở, ai cũng phải thốt lên ngạc nhiên khi “vùng rốn nước” ngày nào giờ đã biến thành một công viên xanh lớn nhất thủ đô. Các con sông, đầm lầy trước đây được cải tạo xây dựng thành những hồ điều hòa phục vụ nhu cầu điều tiết nước cho khu vực quận Hoàng Mai và cả thành phố. Khi mùa mưa tới, nơi đây sẽ là khu chứa lượng lớn nguồn nước từ các khu dân cư đổ về rồi được dẫn ra sông Hồng và đổ ra hướng biển. Trong mùa khô, những hồ nước này sẽ có tác dụng điều hòa không khí cho toàn khu vực, tạo nên sức sống mới cho các thảm thực vật và cây xanh trong nội khu.

Gamuda Land và câu chuyện phát triển dự án “kỳ lạ” nhất Việt Nam - Ảnh 4.

Công viên Yên Sở với mức đầu tư 2 tỷ USD được đánh giá là dự án lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quy hoạch đô thị và kế hoạch mở rộng chiến lược của Hà Nội. Nơi đây không chỉ đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, thư giãn của người dân mà còn được đầu tư xây dựng khu trường học, khu triển lãm, khu bảo tồn văn hóa, trung tâm thương mại, nhà ở… trên tổng diện tích 327 hecta bao quanh hồ Yên Sở. Chỉ tính riêng diện tích công viên và hồ nước là 280 hecta. Cùng với quá trình cải tạo vùng trũng này, nhà máy nước Yên Sở cũng được đầu tư xây dựng với mục tiêu xử lý được ½ lượng nước thải của thủ đô. Đã bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 30/08/2013, dự án này đang đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải của lưu vực sông Kim Ngưu và sông Sét, nâng cao vệ sinh môi trường và chất lượng sống cho nhân dân khu vực.

Gamuda Land và câu chuyện phát triển dự án “kỳ lạ” nhất Việt Nam - Ảnh 5.
Gamuda Land và câu chuyện phát triển dự án “kỳ lạ” nhất Việt Nam - Ảnh 6.

Tất cả những sự thay đổi tại Yên Sở đều được xuất phát từ một dự án BT được ký kết giữa UBND TP. Hà Nội và một doanh nghiệp địa ốc uy tín của Malaysia. Tập đoàn Gamuda Berhad Malaysia có nhiều năm kinh nghiệm phát triển trong lĩnh vực bất động sản quốc tế khi đặt chân vào Việt Nam đã quyết tâm biến vùng “đất chết” của Hà Nội trở thành “lá phổi xanh”, thành nơi an cư gần gũi với thiên nhiên đáng mơ ước cho người dân.

Để bắt tay vào cải tạo Yên Sở, Gamuda Land Việt Nam - một thành viên của Tập đoàn Gamuda Berhad Malaysia đã được thành lập vào năm 2007 để trực tiếp triển khai và quản lý các dự án tại khu vực Yên Sở gồm công viên Yên Sở, nhà máy xử lý nước thải Yên Sở và khu đô thị Gamuda City. Với tổng số vốn đầu tư 5 tỉ USD, Gamuda City được xây dựng với mục tiêu trở thành Khu đô thị mang tầm quốc tế trải rộng trên khuôn viên 500 hecta, gồm 5 phân khu chính: Công viên Yên Sở, 2 Khu dân cư Gamuda Lakes và Gamuda Gardens, 2 Khu thương mại Gamuda Central và Gamuda Plaza.

Hiện nay tại Hà Nội chưa có khu đô thị nào sở hữu được hệ thống hồ điều hòa rộng lớn, hệ thống xử lý nước thải hiện đại và tạo dựng được không gian sống thân thiện với tự nhiên như Gamuda City. Cùng với quá trình cải tạo khu vực Yên Sở, hình thành nên công viên xanh và nhà máy xử lý nước thải, dự án khu đô thị Gamuda City cũng dần thành hình với các phân khu chức năng, các công trình đạt tiêu chuẩn quốc tế… Gamuda City đã mở ra không gian sống xanh thực sự, biệt danh “rốn nước” ô nhiễm cũng dần lùi vào quá khứ.

Gamuda Land và câu chuyện phát triển dự án “kỳ lạ” nhất Việt Nam - Ảnh 8.

Khi được hỏi về lý do tại sao lại lựa chọn một “bài toán khó” ngay khi đặt chân vào một thị trường mới, ông Dennis Ng Teck Yow - Phó Tổng Giám đốc Gamuda Land Việt Nam đã có lý giải khá thú vị. Theo ông, chính tốc độ đô thị hóa và sự tăng trưởng dân số nhanh chóng của Hà Nội đã tạo cơ hội để Gamuda Land hình thành nên Gamuda City tại một khu vực mà chưa một chủ đầu tư nào dám “liều lĩnh” khai phá. Điều này cũng cho thấy mong muốn được gắn bó lâu dài với thị trường Việt Nam để hình thành và phát triển các dự án đạt chất lượng cao của Tập đoàn Gamuda Berhad Malaysia.

Gamuda Land và câu chuyện phát triển dự án “kỳ lạ” nhất Việt Nam - Ảnh 9.

Giá trị cốt lõi tạo nên thành công cho Gamuda Berhad tại Malaysia và trên thế giới là việc bảo tồn thiên nhiên, do đó không có gì lạ khi chủ đầu tư này nhìn ra được tiềm năng phát triển bất động sản tại khu vực Yên Sở. Thực tế cũng cho thấy những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình hình thành các dự án trước đây đã mang đến thành công cho Gamuda Land Việt Nam tại Gamuda City. Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam ngày càng nhanh, áp lực cuộc sống, sự ồn ào nơi phố thị và vấn nạn ô nhiễm môi trường… đang đặt ra những vấn đề mang tính thách thức cho các doanh nghiệp phát triển nhà ở. Việc “xanh hóa” thành công một vùng đất ô nhiễm và hình thành nên một môi trường sống đạt tiêu chuẩn quốc tế như Gamuda City quả thực đã giải tỏa được “cơn khát” sống xanh cho nhiều người dân đô thị. Sẽ chẳng có gì thú vị bằng việc bạn được sống trong một không gian xanh tự nhiên, được hít thở bầu không khí trong lành và được sử dụng hệ thống tiện ích - dịch vụ hiện đại.

Gamuda Land và câu chuyện phát triển dự án “kỳ lạ” nhất Việt Nam - Ảnh 11.

Gamuda Gardens - một trong bốn phân khu chính của Gamuda City được xây dựng và phát triển theo phong cách khép kín “sống xanh và hướng đến cộng đồng”. Có diện tích 75 hecta song mật độ xây dựng Gamuda Gardens chỉ chiếm 50% diện tích toàn dự án, gồm hơn 2.000 căn biệt thự song lập, biệt thự đơn lập, liền kề, nhà phố và căn hộ cao cấp. 50% diện tích còn lại được bao phủ bởi cây xanh nhằm kiến tạo nên không gian sống thoáng đãng, trong lành cho toàn bộ cộng đồng dân cư.

Gamuda Land và câu chuyện phát triển dự án “kỳ lạ” nhất Việt Nam - Ảnh 12.

Không chỉ có cơ hội được sống giữa tự nhiên, cư dân còn được tận hưởng hệ thống dịch vụ - tiện ích cao cấp ngay trong nội khu. Hiện nay, 100% khu tiện ích đã hoàn thiện và đi vào hoạt động như Nhà câu lạc bộ Club House, Nhà phố thương mại, trường học quốc tế liên cấp Singapore SIS, nhà trẻ Montessori… Ngoài ra, Gamuda Land còn xây dựng sẵn những không gian sinh hoạt cộng đồng theo đúng bản sắc văn hóa quây quần của người Việt Nam - Nơi cư dân có thể họp nhóm, làm việc, gặp mặt bạn bè và hàng xóm.

Những giá trị sống đang hiện hữu và được hoàn thiện từng ngày tại Gamuda Gardens đã thu hút lượng dân cư tại nhiều tỉnh thành trên cả nước về đây hội tụ. Với mặt bằng dân trí cao, sự đa dạng về vùng miền đã tạo nên những nét riêng rất độc đáo trong văn hóa cư dân. Đây chính là cơ sở thuận lợi để tạo nên một cộng đồng văn minh và văn hóa cho khu đô thị trong thời điểm hiện nay và tương lai, đúng như ông Dennis Ng Teck Yow nhận định: “Chúng tôi tin tưởng rằng, nền tảng vững chãi của một khu đô thị là xây dựng nên một cộng đồng, nơi mọi người được giao lưu và tận hưởng những giây phút thư giãn”


Chẳng có ai khi sống trong một môi trường ô nhiễm mà lại không mong muốn được an cư giữa thiên nhiên xanh - Đây cũng chính là lý do khiến khu đô thị độc đáo của Gamuda Land ngày càng thu hút nhiều người đến định cư. Quy hoạch tổng thể thông minh, giàu tính nhân văn, thiết kế theo hướng bền vững... Gamuda Gardens được xem là một trong số ít dự án sở hữu được nhiều lợi thế hình thành nên phong cách sống xanh theo tiêu chuẩn quốc tế.

Gamuda Land và câu chuyện phát triển dự án “kỳ lạ” nhất Việt Nam - Ảnh 14.

Dahlia Homes là sản phẩm liền kề cuối cùng trong khu đô thị Gamuda Gardens đang nhận được sự quan tâm của nhiều khách hàng bởi sở hữu nhiều lợi thế. Nằm trong nội khu đô thị đạt chuẩn quốc tế, Dahlia Homes còn được chào bán mức giá khá hợp lý, kèm theo đó là chính sách bán hàng ưu đãi. Trong tổng giá trị một căn liền kề khoảng 8,3 tỷ đồng, khách hàng chỉ cần thanh toán 2,7 tỷ đồng là đã có thể sở hữu được nhà. Việc ân hạn nợ gốc và hỗ trợ lãi suất 0% đã được Gamuda Land và ngân hàng thống nhất áp dụng trong thời gian 30 tháng được xem là chính sách rất ưu đãi để mở ra cơ hội sở hữu cho những khách hàng có nhu cầu thực về nhà ở và mong muốn định cư tại Gamuda Gardens.

Hiện tại 80% số căn biệt thự, nhà liền kề tại Gamuda Gardens đã đón cư dân về định cư. 20% còn lại đang trong giai đoạn hoàn thiện những hạng mục cuối cùng trước khi bàn giao cho khách hàng. Theo kế hoạch năm 2019, Gamuda Land sẽ tập trung triển khai các phân khu còn lại của khu đô thị, đồng thời đẩy mạnh các chương trình vui chơi, giải trí, phục vụ cộng đồng xã hội. Với việc kiên trì hình thành và phát triển một khu đô thị khép kín, tạo dựng nên cuộc sống xanh độc đáo, Gamuda Land đang cho thấy tầm nhìn dài hạn với thị trường địa ốc Việt Nam.

Gamuda Land và câu chuyện phát triển dự án “kỳ lạ” nhất Việt Nam - Ảnh 16.
Linh Trần
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ

Linh Trần

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên