MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gây ấn tượng với chỉ số ROE cao, OCB đạt thành công lớn trong năm 2017

29-01-2018 - 08:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Theo báo cáo hệ thống tài chính năm 2017 của Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia (NFSC), kết quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng khả quan, lợi nhuận tăng mạnh trong năm 2017. Không chỉ thu về lợi nhuận trước thuế nghìn tỷ đồng, có ngân hàng còn gây ấn tượng với chỉ số ROE cao hơn nhiều so với chỉ số trung bình trên thị trường, cho thấy tình hình kinh doanh thực sự có chất lượng tốt.

2017 - Năm thành công của ngành ngân hàng

Trong báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017 do Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia công bố đã cho thấy tình hình hoạt động hiệu quả của các TCTD. Theo đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của các TCTD do tín dụng tăng tương đối đều ngay từ những tháng đầu năm. Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động tín dụng tăng 33,1% so với 2016, chiếm 79,1% tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh (năm 2016 chiếm 76,4%). Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) ước tăng từ 2,74% (năm 2016) lên gần 3% (năm 2017).

Được đánh giá là năm thành công của ngành ngân hàng, ngoài các “đại gia” trong top đầu, thị trường đã chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc của các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn. Ngoài kết quả kinh doanh thành công không nằm ngoài dự đoán của các “đại gia” trong ngành như Vietcombank, BIDV, Vietinbank…năm 2017 cũng ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm NHTMCP.

Tính đến cuối năm 2017, tổng tài sản MB là 306.736 tỷ đồng, tăng 22,6% so với hồi đầu năm, lợi nhuận trước thuế đạt 5.355 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2016. HDBank cũng mới công bố báo cáo tài chính năm, theo đó ngân hàng này đã có một năm hoạt động hiệu quả với lợi nhuận trước thuế đạt 2.420 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu 1,1%. Với riêng OCB, không chỉ đạt mức lợi nhuận trước thuế 1.018 tỷ đồng, ngân hàng này còn có chỉ số ROE trên 20%, đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động cao và ổn định liên tục trong nhiều năm.

Nhân tố mới gây ấn tượng với chỉ số ROE cao

Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017cũng ghi nhận tình hình phát triển khả quan của thị trường TCTD thể hiện ở các tỷ suất sinh lời. Chỉ số ROA và ROE đều cao hơn năm trước, ước đạt 0,69% và 10,2% (năm 2016 là 0,56% và 8,05%).So sánh với một số quốc gia Châu Á giai đoạn 2012 – 2017, hiệu suất sinh lời của hệ thống TCTD Việt Nam đã có sự cải thiện mạnh, trong khi hầu như các nước chỉ cải thiện nhẹ hoặc tiếp tục xu hướng giảm từ 2012.

Là một trong số ít các “gương mặt” tham gia vào hàng ngũ các ngân hàng nghìn tỷ đồng, NHTMCP Phương Đông (OCB) đã có một năm tài khóa thành công với một loạt các chỉ số hoạt động hiệu quả.

Theo đó, tính đến hết quý 4/2017, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 1.018 tỷ, đạt 131% kế hoạch năm; tỷ lệ nợ xấu liên tục giảm và kiểm soát với mức cuối năm 2017 là 1.48%. Đặc biệt, tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)của OCB thuộc top cao củathị trường tín dụng khi đạt 20.3%. Nếu so sánh với tỷ lệ trung bình của toàn thị trường hiện ở mức 10,2% đã cho thấy quá trình hoạt động thực sự hiệu quả của OCB trong năm 2017.Trong hệ thống TCTD nội địa, OCB được đánh giá là ngân hàng luôn kiên trì với mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo các chỉ số an toàn hoạt động cao.

Cũng trong năm 2017, OCB đã được Moody’s - một trong ba hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới công bố mức xếp hạng B2 - Đây là hạng mức cao nhất của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Đặc biệt, OCB còn là ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai thành công hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế Basel II.

Ngân hàng Phương Đông (OCB) được thành lập từ ngày 10/06/1996. Qua 22 năm hoạt động và phát triển, OCB đã khẳng định được vị thế, uy tín trên thị trường tài chính. Năm 2016, OCB có lợi nhuận đạt thứ 15 trong tổng số các Ngân hàng TMCP và tỷ suất lợi nhuận đạt Top 10 các Ngân hàng TMCP; tỷ lệ nợ xấu giảm thuộc Top 6 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất toàn hệ thống. Năm 2017, OCB được Moody’s – một trong ba hãng xếp hạng tín nhiệm uy tín nhất thế giới công bố mức xếp hạng cao B2, là mức cao nhất của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. OCB cũng là Ngân hàng Việt Nam đầu tiên hoàn thành dự án quản lý rủi ro theo chuẩn mực quốc tế Basel II. Hiện nay, OCB đang trong quá trình thực thi chiến lược phát triển giai đoạn 2016 - 2020 đưa OCB trở thành ngân hàng hiện đại, dẫn đầu về bán lẻ và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

 

A.D

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên