MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá dầu tăng 4% chờ đón thỏa thuận OPEC

22-11-2016 - 09:18 AM | Thị trường

Trong phiên giao dịch ngày 21/11, giá dầu tăng hơn 4% lên mức cao nhất trong vòng 3 tuần trở lại đây nhờ niềm tin của các nhà đầu tư ngày càng tăng vào thỏa thuận đóng băng sản lượng của Tổ chức các nước Xuất khẩu Dầu lửa (OPEC).

Giá dầu Brent tăng 2,04 USD/thùng (4,4%) lên mức 48,90 USD/thùng. Trước đó có thời điểm giá dầu Brent chạm ngưỡng 49 USD/thùng – mức cao nhất kể từ ngày 2/11.

Diễn biến giá dầu Brent trong 1 tháng qua (Nguồn: CNBC)
Diễn biến giá dầu Brent trong 1 tháng qua (Nguồn: CNBC)

Giá dầu WTI tăng 1,73 USD/thùng (3,7%) lên mức 47,42 USD/thùng.

Diễn biến giá dầu WTI trong 1 tháng qua (Nguồn: CNBC)
Diễn biến giá dầu WTI trong 1 tháng qua (Nguồn: CNBC)

Trong những ngày gần đây, một số thành viên của OPEC, bao gồm Iran, và một số quốc gia ngoài OPEC như Nga đều đưa ra những dấu hiệu về việc tham gia thỏa thuận đóng băng sản lượng nhằm bình ổn thị trường và hỗ trợ giá.

Nhà phân tích thị trường Phil Flynn của Price Futures Group (Mỹ) cho rằng khi tất cả các cường quốc đồng ý cắt giảm sản lượng, rõ ràng đang tiến tới việc ký kết một thỏa thuận chính thức.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs nhận định khả năng đạt được thỏa thuận của OPEC tăng lên. Họ tin rằng tình trạng dư cung hiện nay sẽ chuyển thành thiếu cung vào giữa năm 2017, qua đó hỗ trợ giá dầu.

Tổng thống Nga – Vladimir Putin – cho rằng các quốc gia ngoài OPEC không gặp trở ngại nào trong việc tham gia thỏa thuận đóng băng sản lượng. Mặc dù vậy, Nga hiện đang sản xuất trên 11 triệu thùng dầu/ngày – mức cao nhất kể từ sau sự sụp đổ của Xô Viết.

Trong khi đó, các thành viên OPEC đề xuất việc cho phép Iran giữ mức sản lượng hiện nay thay vì cắt giảm như các quốc gia khác bởi nước này mới được gỡ bỏ lệnh trừng phạt hồi đầu năm.

Iran được cho là rào cản lớn nhất của OPEC. Thỏa thuận hồi tháng 4 tại Doha sụp đổ là bởi quốc gia này không chịu hợp tác với Saudi Arab.

Ngoài Iran, Libya và Nigeria cũng đề xuất việc không tham gia thỏa thuận lần này bởi việc sản xuất của họ đang bị gián đoạn bởi các sự kiện địa chính trị. Qua đó, gánh nặng cắt giảm sản lượng trên vài Saudi Arab và các quốc gia vùng Vịnh sẽ nặng nề hơn.

Theo Thạch Thảo

Người Đồng hành

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên