MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giao lưu trực tuyến: "Tiềm năng của khởi nghiệp công nghệ nhìn từ cơ hội cổ phiếu Clever Group"

18-11-2020 14:03 PM | Doanh nghiệp

Giao lưu trực tuyến:  "Tiềm năng của khởi nghiệp công nghệ nhìn từ cơ hội cổ phiếu Clever Group"

Buổi giao lưu trực tuyến sẽ diễn ra vào lúc 14h ngày 18/11/2020 với sự tham gia của ông Nguyễn Khánh Trình, Chủ tịch Clever Group; Ông Nguyễn Quang Anh - Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Stanley Brothers, ông Trần Hữu Đức, Tổng giám đốc Quỹ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam – VIISA.

Cách đây 12 năm, Nguyễn Khánh Trình, Chủ tịch Clever Group, chỉ là một giảng viên Đại học Bách Khoa. Ở thời điểm hiện tại, Clever Group, doanh nghiệp công nghệ trong lĩnh vực quảng cáo digital với thị phần đại lý quảng cáo ước khoảng 35% tại Việt Nam trở thành doanh nghiệp khởi nghiệp đầu tiên niêm yết trên sàn HoSE.

Theo ông Trình, đây là một trang mới của Clever Group khi niêm yết, bởi một doanh nghiệp lên sàn HoSE không chỉ đạt yêu cầu về vốn hoá (lớn hơn 120 tỷ), ROE (lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt trên 5%) và phải rất minh bạch trong vấn đề công bố thông tin.

Hôm nay (18/11/2020), Báo Trí Thức Trẻ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "Tiềm năng của khởi nghiệp công nghệ nhìn từ cơ hội cổ phiếu Clever Group".

Buổi giao lưu có sự tham gia của ông Nguyễn Khánh Trình, Chủ tịch Clever Group; Ông Nguyễn Quang Anh - Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Stanley Brothers, ông Trần Trung - Giám đốc ngân hàng đầu tư CTCK Stanley Brothers, ông Trần Hữu Đức, Tổng giám đốc Quỹ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam – VIISA, là những người có kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực khởi nghiệp, đầu tư khởi nghiệp và thị trường chứng khoán.

Thời điểm: 14h ngày 18/11/2020.

chia sẻ

14:01 ngày 18/11/2020

An Nhiên:

Vì sao ông chọn thời điểm này để niêm yết cổ phiếu ADG?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

Thực ra tôi không chọn. Chúng tôi bắt đầu lộ trình niêm yết từ cuối 2017. Do không có kinh nghiệm tài chính nên một vài bước làm chưa chuẩn. Đó là lí do ADG tạm thời giao dịch ở Upcom từ năm 2019. Và bây giờ chúng tôi đã đạt đủ điều kiện để xin chuyển sàn sang HOSE.

 

 

ROL10018 (2)
Ông Nguyễn Khánh Trình-Chủ tịch HĐQT Clever Group tại buổi giao lưu trực tuyến

 

 

chia sẻ

14:04 ngày 18/11/2020

Hoàng Anh:

Quá trình đưa một công ty khởi nghiệp lên sàn chứng khoán diễn ra như thế nào, ông có thể chia sẻ về con đường lập nghiệp của mình từ một giảng viên Đại học Bách Khoa đến một công ty công nghệ đủ tiêu chuẩn niêm yết trên HoSE?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

Đúng là nhìn lại mới thấy một chặng đường quá dài. Còn không để ý thì thấy nhanh như một giấc mơ. Tôi trước đây có 6-7 năm đi dạy. Tới năm 2008 thì quyết định sẽ chọn một con đường mới, không theo nghiệp ông giáo nữa. Nhưng tới 2010 mới chính thức nghỉ toàn bộ hoạt động dạy học để tập trung cho công ty.

Đó là thời điểm năm 2009, chỉ sau 1 năm khởi lập, chúng tôi mở chi nhánh ở TP.HCM, cũng trong năm đó CyberAgent Ventures đầu tư vào công ty tôi. Năm đó tôi cũng đưa ra một quyết định then chốt là mở chi nhánh ở Indonesia. Thời điểm này thị trường quảng cáo của Indo còn chưa bằng Việt Nam, còn non trẻ, market size cũng chưa bằng. Nhưng chỉ 3 năm sau đã vượt VN rồi. Năm 2015, nhiều startup VN còn đang hội thảo hô hào thì chúng tôi đã có mặt ở nước ngoài được hơn 5 năm. Một số công ty VN sang làm hàng xóm với tôi xong đều không thành công và lại đi về.

Tôi nghĩ rằng việc niêm yết phụ thuộc vào founder của doanh nghiệp. Có nhiều vấn đề liên quan đến việc niêm yết, như việc public thông tin và nộp thuế, để đạt được yêu cầu niêm yết phải tuân thủ về lĩnh vực thuế. Clever Group so với quy mô của chúng tôi thì chúng tôi hoàn thành tương đối tốt, tôi mong rằng những người trẻ khởi nghiệp có thể có chỗ đứng vững chắc trong xã hội.

Screen Shot 2020-11-18 at 18.18.20
 

 

chia sẻ

14:09 ngày 18/11/2020

Anh Minh:

Như có chia sẻ trên Facebook cá nhân, anh Trần Hữu Đức là một người bạn thân của anh Trình từ thủa lập nghiệp, Vậy trong quá trình xây dựng Clever Groups có bao giờ anh xin tư vấn của anh Đức không?

Ông Trần Hữu Đức

Ông Trần Hữu ĐứcTổng Giám đốc Quỹ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - VIISA

Anh em tôi biết nhau từ khi học cấp 3 chung trường. Chúng tôi là bạn với nhau khá lâu, chúng tôi thường xuyên trao đổi kinh doanh với nhau về các vấn đề công nghệ.

 

ROL10012
Ông Nguyễn Quang Anh-Ông Nguyễn Khánh Trình-Ông Trần Hữu Đức tại buổi giao lưu trực tuyến

 

 

chia sẻ

14:26 ngày 18/11/2020

Minh Phương:

Sau 12 năm thì ở thời điểm hiện tại anh nhìn nhận cơ hội của thị trường quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam, những thách thức gì đến từ các đối thủ của Clever Group; ngược lại, đâu là điểm mạnh của công ty so với các đơn vị khác?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

Tôi thấy thị trường đang tốt.

Chúng ta đang follow kịch bản công nghệ và quảng cáo số giống thị trường Hàn Quốc. Tôi mong rằng thị trường này sẽ tăng trưởng trong khoảng 10 năm nữa.

Nếu xét về trình độ công nghệ trong quảng cáo số, tôi đánh giá VN và Thailand, Singapore là ngang hàng và số một khu vực. Nhưng chúng ta vẫn đi sau Nhật, Hàn khoảng 5-7 năm. Cả về công nghệ, năng lực sáng tạo. Và do đó chúng ta có nhiều đất để phát triển. Điểm mạnh lớn nhất hiện tại của CleverGroup là một hệ sinh thái khá đầy đủ các món trong digital. 

 

ROL10040
Đôi bạn thân Nguyễn Khánh Trình-Chủ tịch HĐQT Clever Group và ông Trần Hữu Đức-Tổng giám đốc Qũy khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tại buổi giao lưu trực tuyến

 

 

chia sẻ

14:27 ngày 18/11/2020

Minh Quang:

Với đơn vị tư vấn, ông Quang Anh có thể chia sẻ các yếu tố khó khăn và thuận lợi trong môi trường quảng cáo digital của Clever Group? Các yếu tố cạnh tranh trong ngành này là gì?

Ông Nguyễn Quang Anh

Ông Nguyễn Quang AnhCEO Chứng khoán Stanley Brothers

Trước tiên trong vai trò là đơn vị tư vấn IR, và là công ty chứng khoán đã hoạt động lâu năm trên thị trường, chúng tôi xin đưa ra những chia sẻ khách quan nhất theo góc độ của một đơn vị tư vấn tài chính.

Nhìn chung ngành Quảng cáo Digital ở Việt Nam còn rất mới và nhiều tiềm năng phát triển. Các Agency Quảng cáo Digital phần lớn cũng mới chỉ thành lập kể từ khi internet bắt đầu trở nên phổ biến và các công cụ tìm kiếm như Google hay mạng xã hội như Facebook bắt đầu nở rộ tại Việt Nam hồi những năm 2007 – 2008. Clever Group chính là một trong những công ty đầu tiên thành lập trong thời điểm đó và đến nay đã là doanh nghiệp dẫn đầu mảng Đại lý Quảng cáo cho Google và Facebook ở Việt Nam.

Thuận lợi:

Chúng tôi cho rằng hiện tại Clever Group có rất nhiều yếu tố để thành công hơn nữa trong mảng cáo quảng cáo Digital này, tuy nhiên thì do thời gian có hạn nên tôi chỉ đề cập 4 yếu tố chính:

+ Clever Group đang có thương hiệu mạnh và thị phần lớn nhất: nói chung khi một ngành nghề hay lĩnh vực nào đó tăng trưởng thì hiển nhiên là các doanh nghiệp đi đầu (market leaders) sẽ là nhóm công ty hưởng lợi đầu tiên và thường có tốc độ tăng trưởng vượt mức trung bình ngành. Chúng tôi tin tưởng điều này là cơ sở tăng trưởng cho Clever Group trong ngành Quảng cáo Digital trong tương lai.

+ Clever Group đang có những nhân sự tốt nhất ngành: ngành Quảng cáo Digital là một ngành dịch vụ thuần tuý và tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp chính là con người. Và tại Clever Group, chúng tôi nhìn thấy ở đây những người trẻ giàu tính sáng tạo nhưng lại vô cùng nghiêm túc và đam mê trong công việc. Điều này có lẽ ai đến trụ sở của Clever Group cũng đều cảm nhận thấy điều này ngay từ khi đặt chân vào công ty. Theo chúng tôi được biết tháng 8 vừa qua Clever Group cũng mới bổ nhiệm 1 CEO rất tài năng và là một trong số hiếm những nhân tài của Việt Nam đang làm việc tại Google. Từ đó có thể hiểu Clever Group cũng là môi trường hấp dẫn thu hút được rất nhiều nhân sự có tài năng.

+ Clever Group đang chuẩn hoá quy trình làm việc: trong bất kỳ ngành dịch vụ nào, bên cạnh yếu tố con người thì chúng tôi đánh giá quy trình làm việc chính là yếu tố thứ 2 quyết định khả năng phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh thu tăng lên thì công việc quản trị càng trở nên khó khăn và chuẩn hoá quy trình là yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp duy trì được chất lượng dịch vụ cung cấp cũng như giảm yếu tố phụ thuộc vào một số nhân sự nhất định. Điều đó luôn đảm bảo cho Clever Group luôn ổn định về mặt tổ chức và bộ máy quản lý của công ty.

+ Clever Group có một nền tảng tài chính vững mạnh: cá nhân tôi cho rằng bên cạnh 3 yếu tố kể trên thì nền tảng tài chính vững mạnh chính là điểm nhấn quan trọng nhất khiến cho Clever Group có thể cạnh tranh với các đơn vị khác trong ngành. Trong một số thời điểm nóng về cạnh tranh, rất nhiều doanh nghiệp trong ngành đã dùng chiến thuật Low-ball (giảm giá dịch vụ) để cạnh tranh. Tuy nhiên nền tảng tài chính mạnh đã đang và sẽ giúp Clever Group dễ dàng vượt qua những thời điểm cạnh tranh như vậy. Thực tế cũng chỉ ra là rất nhiều đối thủ của Clever Group đã cạnh tranh về giá và rồi những doanh nghiệp này đều đã bị ảnh hưởng rất nặng nề vì không có khả năng thanh toán những khoản nợ phải trả. Ngoài ra nền tảng tài chính tốt cũng giúp Clever Group có lợi thế khi đàm phán các điều khoản hợp tác với các đối tác lớn như Google, Facebook và đủ khả năng hỗ trợ các khách hàng lớn như Tiki, Garena.

Khó khăn:

Về khó khăn thì khách quan mà nói, chúng tôi chưa quan sát thấy một khó khăn đáng kể nào cho ngành Quảng cáo Digital nói chung và Clever Group nói riêng. Tuy nhiên chúng tôi vẫn lưu ý 2 vấn đề nhỏ như sau:

+ Thị trường phân mảnh: yếu tố này phần nhiều là rủi ro nhưng chủ yếu là rủi ro cho các doanh nghiệp nhỏ khi vốn ít nhưng lại muốn cạnh tranh về giá. Còn với một công ty có thương hiệu mạnh như Clever Group thì tôi nghĩ có thể lại mang tới 1 tín hiệu tích cực. Như đã nói ở trước thì chặng đường hơn 12 năm phát triển thì Clever Group gặp không ít đối thủ lớn nhỏ và cạnh tranh nhau tới từng khách hàng một nhưng sau cùng thì Clever Group ở lại và thậm chí còn có thêm những khách hàng mới do các đối thủ cũ đã rời thị trường.

+ Niêm yết trên sàn chứng khoán: những điều này nhìn chung cũng giống như yếu tố về thị trường, sẽ là một con dao 2 lưỡi. Niêm yết trên HOSE là chìa khoá dẫn đến những thành công lớn nhưng chính nó cũng là áp lực vô hình về tăng trưởng cho doanh nghiệp trong ngắn hạn khi các cổ đông luôn yêu cầu Ban Lãnh đạo phải đạt một tốc độ tăng trưởng liên tục về doanh thu, lợi nhuận. Điều này là áp lực rất lớn với Ban Lãnh đạo Công ty, nhưng áp lực này cũng chính là động lực để doanh nghiệp cải thiện hoạt động kinh doanh và nỗ lực từng ngày.

Yếu tố cạnh tranh:

Đứng trên góc độ đơn vị tư vấn tài chính, tôi cho rằng các doanh nghiệp trong ngành Quảng cáo Digital cạnh tranh trên 3 yếu tố chính:

+ Chất lượng dịch vụ: đây chắc chắn là yếu tố tiên quyết để cạnh tranh. Tôi không đề cập tới giá vì trong ngành dịch vụ thì giảm giá thì gần như là đồng nghĩa với giảm chất lượng dịch vụ và điều này thì không thể duy trì lâu dài. Thực tế thì nhiều quan sát cũng chỉ ra là các doanh nghiệp duy trì được chất lượng dịch vụ tốt trong dài hạn luôn có được niềm tin của khách hàng, từng bước gây dựng một thương hiệu mạnh và ngày càng phát triển hơn nữa về quy mô.

+ Quản lý chi phí: như có đề cập ở trên thì nhân sự là tài sản lớn nhất của các công ty làm dịch vụ Quảng cáo Digital nên hiển nhiên quản lý chi phí lương và hiện trạng chảy máu chất xám luôn là vấn đề đau đầu đối với những quản lý cấp cao. Nếu có đọc BCTC của Clever Group thì chắc chắn mọi người sẽ thấy Clever Group quản lý chi phí tốt như nào khi mỗi nhân sự mang lại nhiều doanh thu hơn với một chi phí thấp hơn qua từng năm. Điều này cũng một lần nữa khẳng định việc chuẩn hoá các quy trình làm việc mà Clever Group đã triển khai, do đó thì các nhân sự trẻ hoàn toàn có thể hoàn thành tốt các công việc mà trước kia phải do các nhân sự giàu kinh nghiệm thực hiện.

+ Năng lực tài chính: để nói thêm thì theo quan sát và nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên nhiều doanh nghiệp thì càng những doanh nghiệp có năng lực tài chính vững mạnh thì họ lại càng có nhiều lựa chọn trong đầu tư và tiếp cận được các nguồn vốn với những điều khoản thuận lợi. Từ đó thì triển vọng tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp lại càng tốt hơn.

 

chia sẻ

14:28 ngày 18/11/2020

Diễm Quỳnh:

Dữ liệu cho thấy công ty đạt tốc độ tăng trưởng khá cao trong 5 năm qua. Xin ông Trình chia sẻ những bước ngoặt chính giúp công ty đạt được thành tựu đó?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

Hai ba năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng của chúng tôi đã chậm lại, trước đây tốc độ tăng trưởng hơn 100% tức là năm sau gấp đôi năm trước.

Năm 2014 có một khách hàng ở Singapore ký hợp đồng chạy quảng cáo hơn 1 triệu USD/tháng.

Câu chuyện khởi nghiệp giai đoạn đầu kết thúc rồi và đây là giai đoạn niêm yết cần động lực tăng trưởng mới. Đó là lí do chúng tôi đi M&A.

Chúng tôi có Revu - một nền tảng kết nối các nhãn hàng (người muốn quảng cáo) với những người có ảnh hưởng (influencer) có tốc độ tăng trưởng 300%/năm. Chúng tôi có ADOP - một nền tảng programmatic và DSP, giúp các publisher tối ưu hoá được doanh thu. Orion và NAH là đơn vị làm nội dung sáng tạo. Chúng tôi có cMetric - công ty làm về dịch vụ lắng nghe mạng xã hội dựa trên dữ liệu lớn và AI. Đây đều là các mảnh ghép hoàn hảo cho những chiến dịch quảng cáo của SMB trên nền internet. Tiếp theo, tôi quan tâm tới dịch vụ affiliate marketing cho SMB và đang tìm kiếm.

 

chia sẻ

14:30 ngày 18/11/2020

Văn Thành:

Là người đứng đầu quỹ khởi nghiệp sáng tạo, anh Đức có thể chia sẻ thêm về các yếu tố nào của một công ty công nghệ để lọt vào mắt xanh của quỹ đầu tư?

Ông Trần Hữu Đức

Ông Trần Hữu ĐứcTổng Giám đốc Quỹ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - VIISA

Trong thời kỳ COVID-19 có nhiều doanh nghiệp công nghệ đã và sẽ được hưởng lợi. Một trong số đó là online media, ngoài ra còn có e-commerce và giao thông vận tải, giao đồ ăn. Ngoài ra những lĩnh vực mới liên quan đến healthcare, fintech, ftech... Chúng tôi kỳ vọng vào các doanh nghiệp tiềm năng có tăng trưởng đột biến.

Thứ hai là câu chuyện của founder, họ có vai trò của họ rất quan trọng. Trong quá trình vận hành doanh nghiệp sẽ luôn có thách thức, đâu là cái duy trì động lực cho họ. Nếu không có nhiệt huyết tinh thần kiên định và duy trì chuyên môn thì đó là cái khó khi khởi nghiệp

Về tình hình tài chính, quỹ VIISA tập trung vào các doanh khởi nghiệp sớm, đang xây dựng mô hình kinh doanh và chứng minh nó có khả năng. Chúng tôi không quá chú trọng vào chỉ số tài chính mà là những dấu hiệu chứng minh họ có thể tăng trưởng đột biến.

 

ROL10016
Ông Trần Hữu Đức-Tổng giám đốc Qũy khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam tại buổi giao lưu

 

 

chia sẻ

14:42 ngày 18/11/2020

Phương Linh:

Việc hợp tác với cổ đông lớn nhất Yello Digital Marketing thì sao? Ngoài vai trò là cổ đông thì họ có hỗ trợ gì lớn cho hoạt động kinh doanh của Clever Group?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

Yello Digital Marketing đang nắm giữ hơn 40% cổ phần công ty, nhiều hơn của tôi, nhưng họ không tác động đến điều hành.

Chúng tôi có những thoả thuận về mặt hợp tác chiến lược, các quyết định quan trọng phụ thuộc vào Chủ tịch.

Khi mình quyết định niêm yết thì hoàn toàn khác, tôi biết rằng anh Trương Gia Bình chỉ nắm 6-7% của FPT và chưa ai thay anh ấy để quyết định FPT. Hiện giờ tôi đang làm tốt công việc của tôi vì quyền lợi của các cổ đông và cổ đông YDM là lớn nhất, thực lòng tôi rất minh bạch trong các quyết định liên quan đến công ty. Tôi luôn có thảo luận trao đổi với họ. Ngoài công việc ở Clever Group chúng tôi còn đầu tư chung ở nước ngoài, chúng tôi có mối quan hệ rất thân thiết.

 

ROL10038
Theo ông Nguyễn Khánh Trình, mối quan hệ của Clever Group và đối tác đang rất thân thiết

 

 

 

chia sẻ

14:42 ngày 18/11/2020

Buôn Chứng:

Nguồn thu chính của ADG hiện vẫn là quảng cáo nhưng công ty hiện không sở hữu nền tảng nào mà kinh doanh dựa trên nền tảng của các tập đoàn đa quốc gia như FB, Google, Tiktok… tiềm ẩn nhiều rủi ro khi chính sách của các đối tác này thay đổi? Liệu sự cố như của Yeah1 có lặp lại?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

Ở ADG chúng tôi không có các chính sách độc quyền, Google ra chính sách về Google Premier partner rất khó khăn, nhưng hiện nay khi Google có giám đốc mới thì việc làm Partner của Google dễ dàng hơn.

Ở Clever X gross margin 60%, Revu gross margin hơn 40%, cao hơn với các đối tác nước ngoài.

Tôi cho rằng rủi ro để Facebook, Google dừng hoạt động ở Việt Nam bằng 0.

 

chia sẻ

15:03 ngày 18/11/2020

Thiên Ân:

Công ty đặt kế hoạch 3 năm tới sẽ đạt doanh thu 1.000 tỷ, tốc độ tăng trưởng 43%/năm, đây có phải là mục tiêu quá tham vọng không và các yếu tố nào để công ty có thể đạt được kết quả như kỳ vọng?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

Từ 2008 đến 2016 tôi liên tục "đếm cua" vào tháng 12 hàng năm để đưa kế hoạch kinh doanh hàng năm, doanh số lúc đó lên tới cả trăm tỷ mà có nhiều lúc kết quả cuối cùng chỉ chênh lệch vài chục vài trăm triệu, tức là sát kế hoạch 99%.

Nhiều lúc tôi áp lực với kết quả kinh doanh mình đưa ra, nhưng như vậy mới tạo động lực "đủ máu", tốc độ tăng trưởng về số chúng tôi đặt ra không có gì là quá xuất sắc cả.

Động lực tăng trưởng của ADG là các công ty con Revu, cMetric, CleverX, ADOP. Ví dụ Revu đang tăng trưởng 300%/năm. Tôi kì vọng 5 năm tới sẽ giữ rate > 100%/năm. Tương tự là cMetric, ADOP, CleverX. Nói nôm na là năm 2008 tôi chỉ có CleverAds, còn năm 2020 có 5 ông tiềm năng tương tự CleverAds. Nhưng để biến từ “tiềm năng” thành tiền còn một khoảng cách và chặng đường gian nan lắm! Ngoài ra, tôi vẫn tìm kiếm các mảnh ghép để tăng trưởng từ M&A.

 

chia sẻ

15:05 ngày 18/11/2020

Hương Thanh:

Ông Quang Anh có thể đánh giá sự khác biệt giữa Clever Group và Yeah1? Ông có đánh giá gì về sự kiện đã xảy ra với Yeah1?

Ông Nguyễn Quang Anh

Ông Nguyễn Quang AnhCEO Chứng khoán Stanley Brothers

Rất may mắn cho SBSI là chúng tôi đã có cơ hội hợp tác với cả 2 doanh nghiệp có tên tuổi trong ngành Quảng cáo Digital. Đánh giá khách quan của chúng tôi thì dù cùng hoạt động trong ngành Quảng cáo Digital nhưng cả 2 lại có mô hình kinh doanh rất khác nhau và gần như nằm ở 2 vị trí khác nhau trong chuỗi giá trị dành Quảng cáo Digital.

 

3
 

Từ mô hình kinh doanh trên ta có thể thấy với Yeah1 thì các nền tảng đóng vai trò như một khách hàng còn với Clever Group thì các nền tảng đóng vai trò như một nhà cung cấp.

 

ROL10033
Ông Nguyễn Quang Anh chia sẻ tại buổi giao lưu trực tuyến

 

Về sự kiện Yeah1: Q1.2019, Yeah1 đã không đạt được các thoả thuận về lưu trữ nội dung với Youtube như kỳ vọng và Youtube đã chấm dứt hoạt động hợp tác với một số kênh thuộc quản lý của Yeah1. Sự kiện này đã gián tiếp khiến Yeah1 ghi nhận khoản lỗ trong năm 2019 nhưng Yeah1 cũng đang từng bước khắc phục hoạt động kinh doanh sau sự cố này.

 

 

 

 

 

chia sẻ

15:07 ngày 18/11/2020

Yêu Công Nghệ:

AI, Big Data, Digital marketing là những điều công ty nói rất nhiều và rất tự hào. Đây có phải là những ẩn số trong tương lai của Clever Group? Xin ông chia sẻ kỹ lưỡng hơn về kế hoạch phát triển những mảng này?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

Chúng tôi có một số công ty như vậy như CMetrix hiểu hành vi về người dùng trên mạng xã hội, chúng tôi có công nghệ để phân tích tiếng Việt, tôi đánh giá ở 87-88%, chúng tôi có đội phân tích dữ liệu và dán nhãn dữ liệu để đánh giá lại kết quả máy đưa về đã chính xác chưa. Đây là ví dụ tiêu biểu của việc áp dụng máy học, AI, tôi rất kỳ vọng vào công ty này trong tương lai.

 

ROL10026
 

 

 

chia sẻ

15:09 ngày 18/11/2020

Minh Hạnh:

Đọc báo cáo tài chính của công ty chúng tôi nhận thấy Clever Group đầu tư khá nhiều vào trái phiếu của các doanh nghiệp khác không liên quan đến ngành nghề kinh doanh của công ty. Xin ông chia sẻ thêm về chiến lược này?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

Những nghiệp vụ này chỉ mất 5 phút thôi mà.

Quan điểm kinh doanh của tôi rất đơn giản, lợi nhuận bằng thu - chi. Dư tiền thì mang đi gửi.

Tôi rất thực dụng và cụ thể, nếu mình có dòng tiền tốt và có chỗ đầu tư vào công ty thì mình làm ngay. Năm 2012 tôi thống kê cứ 100 triệu đầu tư vào con người thì ra được 1 tỷ, không có gì bằng việc đầu tư vào con người. Khi doanh nghiệp lớn dần lên mình không thể sử dụng hết được và dư tiền, thì tôi mang đi gửi tiết kiệm, doanh nghiệp có thể mua trái phiếu hoặc đi gửi ngân hàng, chúng tôi có thể quay vòng 2 lần mua trái phiếu và đi gửi.

 

chia sẻ

15:10 ngày 18/11/2020

Kỳ Phong:

Dưới góc độ của một quỹ đầu tư khởi nghiệp, anh nhận định sao về mô hình kinh doanh của Clever Group của anh Trình?

Ông Trần Hữu Đức

Ông Trần Hữu ĐứcTổng Giám đốc Quỹ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - VIISA

Phía anh Trình đầu tư dễ dàng hơn chúng tôi, anh ấy đầu tư trên hệ sinh thái của Clever Group. Anh ấy cũng hiểu ngành, hiểu vị trí của mình ở chỗ nào, tôi nghĩ cái cần là con người có thể làm.

Chúng tôi đầu tư mạo hiểm, chúng tôi gây quỹ từ các nhà đầu tư khác như FPT và Dragon Capital. Chúng tôi phải có luận điểm rõ ràng để thuyết phục nhà đầu tư, niềm tin vào lĩnh vực công nghệ đổi mới sáng tạo. Chúng tôi thấy tiềm năng ở thị trường Việt Nam, chúng tôi tham ra và thị trường đã sôi động hơn nhiều. Hiện nay mọi thứ năng động, không chỉ từ phía bạn trẻ mà còn cơ quan nhà nước

Quỹ đầu tư mạo hiểm có tiêu chí quan trọng là number game, tức là số lượng nhất định thì mới có hiệu quả tốt được. Chúng tôi ủng hộ nhau về những mô hình kinh doanh.

 

chia sẻ

15:23 ngày 18/11/2020

Phương Anh:

Quy mô như thế nào thì nên niêm yết, ví dụ doanh thu trên 50 tỷ, hay như thế nào? có tiêu chí cụ thể hay không?

Ông Nguyễn Quang Anh

Ông Nguyễn Quang AnhCEO Chứng khoán Stanley Brothers

Theo tôi khó có chuẩn chung niêm yết cho các doanh nghiệp, phụ thuộc vào tùy ngành nghề kinh doanh hay ý chí của Founder. Có những công ty chỉ vài chục tỷ vốn đã niêm yết, có công ty hàng trăm tỷ mới niêm yết.

Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp muốn niêm yết để huy động vốn nhưng cũng có doanh nghiệp lo sợ niêm yết sẽ dễ bị thâu tóm, mất doanh nghiệp.

 

chia sẻ

15:23 ngày 18/11/2020

Thùy Linh:

Theo ông thì trong thời gian tới có bao nhiêu công ty công nghệ sẵn sàng niêm yết ở Việt Nam. Cụ thể năm 2021 thì có khoảng bao nhiêu công ty niêm yết ở Việt Nam. và với tư cách nhà khởi nghiệp, có phải là niêm yết sẽ giúp các công ty thoát bóng khởi nghiệp không?

Ông Nguyễn Quang Anh

Ông Nguyễn Quang AnhCEO Chứng khoán Stanley Brothers

Tôi cho rằng trong tương lai gần sẽ khó có làn sóng doanh nghiệp công nghệ niêm yết. TTCK Việt Nam trải qua 20 năm hình thành nhưng chúng ta có rất ít doanh nghiệp công nghệ niêm yết, trong khi số lượng doanh nghiệp BĐS, tài chính lại rất nhiều.

Điều này đến từ việc công nghệ là ngành mới, số lượng các doanh nghiệp công nghệ ở Việt Nam không quá nhiều. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải có quy mô đủ lớn mới có thể niêm yết, trong khi các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đa phần có quy mô khá nhỏ và các quỹ khởi nghiệp sẽ phù hợp hơn với họ.

Các startup công nghệ ở Việt Nam mất rất nhiều thời gian để có thể chuyển từ lỗ thành lãi bởi họ phải đầu tư cho con người rất nhiều. Do đó, các quỹ khởi nghiệp mới có thể giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực, từ đó mới có thể tồn tại và phát triển.

Ông Nguyễn Khánh Trình: Có 5 công ty đã tìm đến tôi để hỏi về quy trình niêm yết, câu hỏi của anh em xoay quanh việc trải nghiệm của founder là gì khi niêm yết, câu hỏi của tôi là nên niêm yết. Tôi mong rằng 3-5 năm nữa có 50-100 mã công nghệ niêm yết trên sàn chứng khoán.

 

chia sẻ

15:46 ngày 18/11/2020

Huy Nam:

Tôi có nghe nhiều start-up nói rằng, khi khởi nghiệp thường nghĩ rằng mình đi đầu. Nhưng khi đi được một quãng thì phát hiện ra rất nhiều quốc gia phát triển đã đi trước chúng ta rất lâu. Đối với khởi nghiệp ngành công nghệ, việc gặp phải cảnh “mới ta-cũ người” không hề hiếm. Xin ông chia sẻ cách thức công ty tận dụng những thành quả của thế giới để phát triển doanh nghiệp mình và những gì mình sáng tạo để tiên phong?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

Quan điểm của tôi trong kinh doanh, người đi đầu (idea) không phải quan trọng, kinh doanh cuối cùng quan trọng nhất là vận hành, đưa idea trở thành hiện thực. Google không phải đơn vị tìm kiếm đầu tiên, Facebook cũng không phải mạng xã hội đầu tiên. Vingroup không phải là đơn vị làm siêu thị đầu tiên nhưng họ làm rất tốt. Mô hình kinh doanh không suất sắc nhưng để làm được ở quy mô to như vậy rất khó.

 

chia sẻ

15:46 ngày 18/11/2020

Duy Nguyên:

1. Nếu chúng ta coi Clever Group như là một pháo đài đang trong quá trình phát triển nhanh và mạnh cả về doanh thu và lợi nhuận thì hệ thống phòng thủ của pháo đài này là gì để ngăn chặn đối thủ nhòm ngó và xâm chiếm thành quả của chúng ta? 2. Clever Group đang làm những gì mà đối thủ chưa làm được? 3. Nếu Clever Group có thể loại bỏ một đối thủ của mình ra khỏi cuộc chơi tại thị trường Việt Nam thì đó là ai? Tại sao?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

Tôi làm phòng thủ giỏi và quan điểm về quản trị rủi ro tốt hơn, các anh chị chuyên về tài chính sẽ có nhiều khúc mắc về báo cáo tài chính của Clever Group khi dư quá nhiều tiền mặt. Tôi biết nhiều doanh nghiệp công nghệ lâu năm dư tiền không có nổi 3 tháng lương.

Với các công ty quảng cáo số như chúng tôi, điều tự hào nhất là fame work về quản trị, cuối cùng kinh doanh như bán hàng online hay bđs ăn nhau ở quản trị, đó là bộ quy tắc ứng xử trong công ty.

Câu loại bỏ đối thủ đi ngược lại văn hoá của Clever Group bởi chúng tôi không quan tâm đối thủ làm gì, chúng tôi hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để tạo ra các cơ hội kinh doanh.

 

chia sẻ

15:46 ngày 18/11/2020

Hữu Nam:

Theo quan điểm của ông, điều gì khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ của Việt Nam ít xuất hiện trên thị trường chứng khoán?

Ông Trần Hữu Đức

Ông Trần Hữu ĐứcTổng Giám đốc Quỹ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - VIISA

Tiêu chuẩn niêm yết ở Việt Nam cũng là hạn chế cho các doanh nghiệp công nghệ, ở nước ngooài tiêu chuẩn cho phép doanh nghiệp lỗ vẫn có thể niêm yết còn Việt Nam thì không. Với các doanh nghiệp công nghệ, họ dùng công nghệ hút được user, họ phải bỏ tiền ra để hút người dùng.

Doanh nghiệp công nghệ họ buộc phải gọi vốn, do đó các điều kiện này hạn chế các kênh gọi vốn rất nhiều. Do đó họ buộc phải dùng các kênh gọi vốn khác.

ADG là trường hợp khá hay, một trong những doanh nghiệp đầu tiên của nền kinh tế số dũng cảm lên sàn. Tôi biết nhiều doanh nghiệp công nghệ làm ăn rất tốt nhưng chưa lên sàn, sau ADG có thể sẽ làn sóng. Hy vọng khi đó có mã ngành riêng dành cho ngành đổi mới sáng tạo.

 

chia sẻ

15:47 ngày 18/11/2020

Mai Thanh:

Dựa vào đâu để ông nhận biết được các xu hướng quảng cáo sẽ xảy ra? Survey khách hàng hay phân tích khác?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

Trước đây tất cả quyết định kinh doanh của tôi dựa trên data Google cung cấp, năm 2010 tôi xem báo cáo thị trường Indonesia thấp hơn Việt Nam, chỉ 3 năm sau họ đã phát triển nhanh hơn rất nhiều. Thứ hai, may mắn mình làm 5-7 năm sau có brand tốt nên các đối tác vào VIệt Nam họ sẽ tìm mình, như Alibaba họ tìm đối tác B2B nên họ cũng liên hệ với mình.

 

chia sẻ

15:47 ngày 18/11/2020

Hữu Hà:

Dưới góc độ quỹ đầu tư VIISA, ông đề xuất nào thúc đẩy phát triển kinh doanh khỉ nghiệp sáng tạo?

Ông Trần Hữu Đức

Ông Trần Hữu ĐứcTổng Giám đốc Quỹ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - VIISA

Đây là vấn đề vĩ mô. Dưới góc độ điều hành một quỹ đầu tư khởi nghiệp để lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam phát triển thì phải phát triển ngành đầu tư mạo hiểm đúng nghĩa.

Tôi cũng hiểu quản lý sẽ lo ngại câu chuyện rủi ro, bảo vệ nhà đầu tư. Các nhà đầu tư cũng cần phải làm quen và hiểu được mô hình mới, cần thời gian.

Hiện tại Việt Nam đã khởi động được quy trình này, cũng đó các quỹ đầu tư đầu tiên. Nhưng khi phát triển được ngành đầu tư mạo hiểm, càng có nhiều bên mua sẽ kích thích doanh nghiệp khởi nghiệp nhiều hơn và có thể nhiều doanh nghiệp hơn niêm yết trên sàn chứng khoán.

 

chia sẻ

15:47 ngày 18/11/2020

Hồ Anh:

Hiện có xu hướng các doanh nghiệp đang dùng tiền nhàn rỗi mua trái phiếu, liệu điều này có rủi ro?

Ông Nguyễn Quang Anh

Ông Nguyễn Quang AnhCEO Chứng khoán Stanley Brothers

Theo tôi rủi ro là điều tồn tại trong tất cả hoạt động đầu tư. Rủi ro hay cơ hội chủ yếu do góc nhìn của chúng ta. Cách đây 3,4 tuần, tôi có tham dự hội nghị của HoSE, trong đó các lãnh đạo có chia sẻ về đầu tư trái phiéu dnah nghiệp. Các anh đánh giá thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn non trẻ, quy mô nhỏ và cần tạo điều kiện phát triển. Chỉ có điều chúng ta cần nâng cao tiêu chuẩn phát hành lên để bảo vệ nhà đầu tư.

Mỗi tổ chức, nhà đầu tư có quan điểm đầu tư khác nhau, không có chuẩn chung cho mọi người. Tuy nhiên, thị trường sẽ dần chuẩn hóa việc công bố thông tin, giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định của mình rõ hơn.

Theo tôi, việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp như trường hợp ADG là điều rất bình thường, là việc để tối ưu hóa nguồn vốn của mình. Tôi nghĩ các cổ đông ADG đã có sự thống nhất cao độ về việc lựa chọn doanh nghiệp đầu tư.

 

chia sẻ

15:57 ngày 18/11/2020

Sao Mai:

Đầu năm nay, Clever Group chào bán cổ phần cho Yello với giá 78.500 đồng tương đương định giá công ty khoảng 650 tỷ và P/E khoảng 14 lần. Đây là mức định giá cao ở thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngoài ra, với việc cổ đông lớn đã nắm gần 70% vốn thì ADG sẽ khó có thanh khoản cao. Ông đánh giá ra sao về tiềm năng cổ phiếu ADG?

Ông Nguyễn Quang Anh

Ông Nguyễn Quang AnhCEO Chứng khoán Stanley Brothers

Về mức định giá P/E thì từ quan điểm của một công ty chứng khoán, chúng tôi cho rằng các nhà đầu tư nên có một cái nhìn rộng hơn về hệ số này. Cụ thể:

(i) Với các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng thì P/E thường sẽ khá cao so với các doanh nghiệp đã ổn định. Clever Group là một doanh nghiệp có rất nhiều tiềm năng tăng trưởng do đó mức P/E của doanh nghiệp tương đối cao so với trung bình thị trường và điều này cũng hoàn toàn bình thường với các doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng mạnh.

(ii) Trên thực tế Clever Group đang đầu tư mạnh vào nghiên cứu công nghệ và sẽ sớm được định nghĩa lại như một công ty công nghệ trong thời gian tới. Theo quan sát của chúng tôi, các doanh nghiệp công nghệ luôn có tính kinh tế theo quy mô (Economies of Scale) lớn hơn rất nhiều các công ty sản xuất thông thường và điều này cũng được Nhà đầu tư ở nhiều quốc gia phát triển xác nhận. Bằng chứng là việc các công ty công nghệ lớn đều có mức P/E rất cao so với trung bình thị trường: Facebook (33), Alphabet (34), Microsoft (35), Netflix (78), Amazon (92).

Về vấn đề thanh khoản, chúng tôi cho rằng tỷ lệ free-float ở mức 30% có thể coi là hợp lý do 2 yếu tố:

(i) Về kỹ thuật thì hiện tại Thanh khoản mỗi phiên của ADG đang vào khoảng 80,000 cổ phiếu, giá trị cũng khoảng 4-5 tỷ VNĐ. So sánh mặt bằng chung thị trường thì con số này đã là khá ấn tượng với 1 cổ phiếu mid-cap như ADG.

(ii) Theo quan sát và kinh nghiệm của SBSI, mức free-float 30% là con số hợp lý để đảm bảo hài hoà lợi ích giữa các cổ đông lớn và cổ đông không kiểm soát, ngoài ra còn giúp tránh được những thương vụ thâu tóm thù địch từ bên ngoài do các doanh nghiệp Việt Nam có vốn hoá tương đối nhỏ hơn so với các công ty cùng ngành tại các quốc gia phát triển.

Về tiềm năng cổ phiếu ADG, chúng tôi nhận định đây là một cổ phiếu tăng trưởng tốt trên thị trường chứng khoán với những lợi thế có sẵn ADG hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng Doanh thu 1.000 tỷ đồng vào năm 2023, đối với chúng tôi những nhà đầu tư trung và dài hạn có thể quan tâm và đầu tư cổ phiếu này cũng như đưa vào trong danh mục cổ phiếu tăng trưởng hấp dẫn.

Ông Nguyễn Khánh Trình: Benchmark về PE phải cùng một ngành, ví dụ như Tesla của Mỹ PE khoảng 1.000 mà công ty vừa có lãi, tôi nghĩ rằng rất khó để so sánh, nhiều khi tôi cũng bất bình cho các ngân hàng và công ty BĐS vì sao PE thấp vậy. Bản thân tôi là người khởi lập doanh nghiệp và value giờ chưa tương xứng với tiềm năng của doanh nghiệp nhưng mình phải thực tế là mình đang tham gia cuộc chơi trên Hose, nên phải follow các chỉ số về tài chính. Tôi không phải là người hiểu biết nhiều về TTCK và tôi có làm một vài nghiên cứu. Tôi xem với giao dịch của ADG so với FPT và Vingroup thì tôi thấy tỷ lệ free floating trên số lượng giao dịch thì của ADG khá cao vì tổng số lượng share của ADG khá ít nên tôi thấy không tệ lắm.

 

chia sẻ

17:35 ngày 18/11/2020

Thanh Mai:

Mong muốn của Clever Group khi niêm yết là gì?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

 

ROL10047
 

Phải thừa nhận một thực tế rằng ai muốn niêm yết trên sàn chứng khoán đều có nhu cầu exit, cá nhân tôi không exit nhưng một số cá nhân theo tôi làm việc 10-12 năm họ muốn bán đi một chút để có tài sản đảm bảo cho cuộc đời của mình, đấy là nhu cầu thực tế. Nếu bảo không có nhu cầu đó là nói dối. Tôi thì mười mấy năm khởi nghiệp trộm vía có của ăn của để nên chưa có nhu cầu đó.

Tôi muốn xây dựng mô hình kinh doanh từ điểm bắt đầu đến khi kết thúc. Tôi rất ấn tượng với câu của Chủ tịch Rakuten khi gặp tôi năm 2014: Năm 26 tuổi tôi đã niêm yết công ty trên sàn chứng khoán và cần niêm yết công ty nếu muốn kinh doanh nghiêm túc.

Tôi cũng muốn tạo case study tốt trong lĩnh vực khởi nghiệp, lứa kế cận tiếp theo 9x đang khởi nghiệp, nếu mình kiên định với con đường mình làm sẽ có chỗ đứng tốt trong xã hội, tôi muốn rằng câu chuyện của ADG sẽ đem lại cảm hứng nhất định cho những người khởi nghiệp và những công ty tương tự như chúng tôi họ sẽ niêm yết trong 2-3 năm tới.

 

chia sẻ

17:43 ngày 18/11/2020

CleverMind:

Thế còn thời gian tới, đâu là những động lực thúc đẩy doanh số, lợi nhuận của Clever Group khi mà hầu hết “các cửa” tăng trưởng đều có vẻ đã khai thác hết?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

 

ROL19549
 

Động lực tăng trưởng của ADG là các công ty con Revu, cMetric, CleverX, ADOP. Ví dụ Revu đang tăng trưởng 300%/năm. Tôi kì vọng 5 năm tới sẽ giữ rate > 100%/năm. Tương tự là cMetric, ADOP, CleverX. Nói nôm na là năm 2008 tôi chỉ có CleverAds, còn năm 2020 có 5 ông tiềm năng tương tự CleverAds. Nhưng để biến từ “tiềm năng” thành tiền còn một khoảng cách và chặng đường gian nan lắm! Ngoài ra, tôi vẫn tìm kiếm các mảnh ghép để tăng trưởng từ M&A.

 

chia sẻ

17:43 ngày 18/11/2020

Nam Long:

Ông nghĩ sao về việc nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam, của người Việt Nam, kinh doanh tại đặt trụ sở tại các nước ngoài. Thậm chí họ có thể niêm yết trên các sàn chứng khoán ngoại như Singapore?

Ông Trần Hữu Đức

Ông Trần Hữu ĐứcTổng Giám đốc Quỹ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - VIISA

Sau khi làm nhiều năm tôi mới hiểu câu chuyện đó là điều tự nhiên. Quỹ đầu tư mạo hiểm hầu hết ở nước ngoài, nên các doanh nghiệp startup họ sẽ phải tìm đến các thị trường này.

Các deal ở Việt Nam không có nhiều, với các quỹ quy mô vài chục triệu USD, họ đôi khi cũng không sẵn sàng đầu tư vào Việt Nam. Có khi là yêu cầu của các nhà đầu tư bắt buộc phải vào các nước như Singapore vì họ có cơ chế bảo vệ nhà đầu tư tốt.

Việt Nam đang được ranking thứ hai sau Indonesia về đầu tư khởi nghiệp sáng tạo. Quay trở lại, chuyện sang Singapore thành lập công ty là chuyện bình thường, cái thứ hai doanh nghiệp niêm yết Singapore là điều tốt. Điều này có nghĩa đó là những doanh nghiệp tốt làm tăng uy tín của Việt Nam.

 

chia sẻ

17:43 ngày 18/11/2020

Hồng Đăng:

Từ danh mục đầu tư của VIISA, có những thương vụ đầu tư thành công, nhưng cũng có những trường hợp không có kết quả tốt như WeFit, anh có thể nói gì về đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam?

Ông Trần Hữu Đức

Ông Trần Hữu ĐứcTổng Giám đốc Quỹ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - VIISA

Thực tế đầu tư mạo hiểm phần lớn là thất bại. Đó là cái khó trong đầu tư mạo hiểm, và nó không gần văn hóa của nhà mình.

Thị trường muốn tốt cần phải đông cả bên mua lẫn bên bán, khi đó tính khơi thông sẽ tốt hơn. Khi mình có nhiều hàng, cũng sẽ có nhiều doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tốt.

Có những mô hình mà khi kinh doanh nước ngoài thành công, họ thành unicorn. Tại Việt Nam, cho dù họ tăng trưởng tốt, nhưng khi họ không đủ vốn, tài chính để đi tiếp thì họ sẽ thất bại. Một yếu tố nữa, khi môi trường kinh doanh không đủ tốt thì tỷ lệ thất bại cũng sẽ tăng lên. Khi đó, mọi người lại nghĩ rằng, những doanh nghiệp khởi nghiệp cũng không đủ tốt. Đây là câu chuyện con gà quả trứng.

 

 

chia sẻ

17:43 ngày 18/11/2020

Văn Hậu:

Tâm nhìn của ông đối với các mô hình kinh doanh đốt tiền tại Việt Nam trong nhiều năm nữa?

Ông Trần Hữu Đức

Ông Trần Hữu ĐứcTổng Giám đốc Quỹ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - VIISA

Khi nền kinh tế đang ổn định đều có phần cho những người kinh doanh, họ là những người chơi truyền thống. Đầu tư mạo hiểm chính là nuôi những kẻ phá bĩnh, hất mâm chia lại bánh.

Tôi lấy ví dụ như thị trường taxi xưa nay rất lớn, họ được hỗ trợ bởi các hiệp hội và hình thành nên thế vững chắc. Do đó mà các ứng dụng gọi xe muốn thay đổi điều này thì tiền đổ vào phải rất nhiều. Đây là cuộc chơi cho ông nào có nhiều tiền hơn và kiên gan hơn. Khi họ đốt tiền và khiến ngành vận tải thay đổi được họ sẽ ăn rất đậm, còn nếu đốt hết tiền thì phải chịu thua thôi.

Ông Nguyễn Khánh Trình: Tôi xin bổ sung ý của anh Đức. Ở quan điểm kinh doanh tôi không bao giờ tham gia vào các cuộc chơi như vậy, tôi là tiền tươi thóc thật, 1 năm không ra lợi nhuận tôi sẽ dừng. Có người bạn nói chuyện với tôi là câu chuyện Vật giá, follow mô hình bên Nhật, rất chuẩn nhưng 10 năm nữa mới có lợi nhuận. Tôi bảo thời gian sẽ trả lời. Và 10 năm qua chứng minh tôi không sai. Ở Nhật Bản education level rất cao.

Thứ hai, sự thay đổi thế giới về công nghệ thì tôi rất ủng hộ, như Grab và Uber mang lại văn hoá hoàn toàn khác về dịch vụ trên taxi, bây giờ là Be của Việt Nam thì tôi hết sức ủng hộ với góc độ của người dùng.

 

chia sẻ

17:43 ngày 18/11/2020

Hà Trang:

Dưới ảnh hưởng của COVID-19, dòng vốn vào lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo vào Việt Nam đã giảm trong năm 2020. Nhận định của ông về năm 2021 thế nào, liệu nó có hồi phục mạnh trở lại?

Ông Trần Hữu Đức

Ông Trần Hữu ĐứcTổng Giám đốc Quỹ khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam - VIISA

 

ROL10041
 

Báo cáo vừa qua của Google và Temasek thì tình hình Việt Nam không tệ lắm, chúng ta hồi phục COVID-19 khá nhanh. Trên quan điểm của chúng tôi, điều đó vừa lợi vừa hại.

Cái nguy nằm ở việc các quốc gia khác không đi đâu được cả, chuyển đổi số của họ rất mạnh mẽ. Tại Việt Nam đà đó không được tiếp diễn, quay trở lại bình thường.

Chúng tôi nhìn 2021 thì các khoản đầu tư sẽ quay trở lại, nhưng các startup Việt Nam có tận dụng được không mới là vấn đề. Tôi đang quan sát và tìm các khoản đầu tư có sản phẩm được trau rồi trong bối cảnh COVID-19, nhưng không có nhiều.

Deal năm nay thực hiện một số từ đà của năm ngoái. Nhưng Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn tương đối hấp dẫn về đầu tư mạo hiểm so với các nước trong khu vực.

 

chia sẻ

18:44 ngày 18/11/2020

Lan:

Anh cập lại tiến trình niêm yết và cập nhật kết quả kinh doanh quý 4?

Ông Nguyễn Khánh Trình

Ông Nguyễn Khánh TrìnhChủ tịch HĐQT Clever Group

HIện chúng tôi summit quá trình niêm yết vào ngày 20/10 và chúng tôi kỳ vọng tháng 11 sẽ được phê duyệt, sau khi được phê duyệt chúng tôi sẽ chọn thời điểm chính thức để sang Hose, chúng tôi đang làm công việc đó khẩn trương.

KQKD của 9 tháng 2020 có tăng trưởng so với 2019, mặc dù không đạt so với kế hoạch của ban lãnh đạo đầu năm. Mùa Covid quá nhiều cảm xúc, nhìn lại 9 tháng đầu năm 2020 công ty được làm việc 3-4 tháng vẫn đạt được kết quả như vậy là khá tốt, quý 4 có nhiều tín hiệu tốt hơn, tôi kỳ vọng đạt được 80-90% so với kế hoạch.

Sau khi niêm yết Tôi không đặt áp lực mang tính chất thành tích cho cá nhân và tâp thể, niêm yết tạm coi là thành công bước đầu, đội ngũ anh em có 17-18 người trong đội ngũ quản lý đã rất cố gắng, và hàng trăm nhân sự. đó là điều đáng khích lệ. Sau đó là sự khởi đầu mới, cùng với các công ty con của mình. Tôi không kỳ vọng vào những gì quá lớn lao. Mình làm con người bình thường, sống một cuộc sống bình thường làm những điều giá trị cho gia đình và công ty.

 

Ban biên tập

Trí Thức Trẻ

Lên trên

Trở lên trên