MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo sư Havard tiết lộ bí kíp thương lượng để đạt được mọi điều bạn muốn

01-09-2017 - 11:36 AM | Sống

"Thế giới là một bàn đàm phán khổng lồ, và muốn hay không, bạn là một người tham dự…”, theo chuyên gia đàm phán Herb Cohen.

Theo giáo sư Deepak Malhotra tới từ đại học Havard: “Thương lượng không xoay quanh tiền bạc cũng chẳng phải về các điều khoản hợp đồng hay cảm xúc của bất cứ ai”. Trong buổi phỏng vấn với đài truyền hình CNBC ở hội nghị iConic tại NewYork thứ 4 vừa qua, ông cho biết: “về bản chất của việc thương lượng luôn luôn là việc tương tác giữa người với người”.

Và để giúp mọi người nâng cải thiện kỹ năng đàm phán của mình ông đã đưa ra một vài lời khuyên đơn giản sau:

1. Trước khi bước vào bất cứ cuộc thương lượng

Hãy chuẩn bị thật kỹ lưỡng và luôn bắt đầu với một chiến lược rõ ràng: “Bạn không nên tham dự vào một cuộc họp mà chỉ dựa hoàn toàn vào bản năng hay trực giác của mình”.

Và trong khi chuẩn bị, bạn cũng có thể mời thêm nhiều người tham gia vào cuộc họp quan trọng của mình. “Tôi chưa bao giờ hối hận vì đã mang thêm nhiều thành viên khác vào buổi họp của mình”.

2. Trong khi thương lượng

Khi bắt đầu đàm phán về bất cứ thứ gì và với bất cứ ai, bạn nên chuẩn bị “tư duy học hỏi” điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đặt rất nhiều câu hỏi. Deepak Malhotra chia sẻ: “Tôi biết vài người nói rất nhiều trong các buổi đàm phán nhưng tôi chưa thấy ai hỏi quá nhiều cả”.

Tuy nhiên việc này không có nghĩa bạn phải liên tục hỏi không ngừng nghỉ, bạn chỉ cần đặt ra đúng câu hỏi mà thôi. Dĩ nhiên câu hỏi nào là “đúng” thì sẽ thay đổi theo từng hoàn cảnh khác nhau. Một trong những mẹo giúp bạn quyết định đâu là vấn đề cốt yếu chính là câu hỏi “tại sao” chứ không phải “cái gì”.

Theo Deepak Malhotra, mọi người có xu hướng chia sẻ và đặt ra quá nhiều câu hỏi liên quan tới những điều họ muốn. Nếu bạn muốn giải quyết vấn đề rốt ráo, thay vì tiếp tục chạy theo những câu hỏi không ngừng về nhu cầu muốn “cái nọ, cái kia”, bạn có thể thay đổi cục diện bằng cách đặt câu hỏi tại sao, ví dụ như: “Tại sao anh lại muốn dự án phải xong trước tháng 6”. Như vậy, bạn có thể tìm ra nhiều cách để giải quyết vấn đề hơn.

3. Sau khi kết thúc thương lượng

Luôn gửi email sau khi đã kết thúc đàm phán. Đây là một nước cờ khá hiệu quả bởi theo Deepak Malhotra: “Thứ nhất, nó đảm bảo bạn hiểu và đồng ý với những gì đã được trao đổi trong buổi đàm phán. Thứ hai, nếu trong buổi họp trước đã xảy ra một vài tình huống ngoài dự kiến như mọi người đã đi tới kết luận quá nhanh, hoặc còn bất đồng ở nhiều vấn đề, nó sẽ cho phép bạn tóm gọn lại vấn đề một cách chính xác và hợp lý hơn”.

Thu Hoài

CNBC

Trở lên trên