MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giới trẻ Nhật Bản muốn "làm việc cho đến chết"

26-05-2016 - 19:11 PM | Tài chính quốc tế

Đứng sau Nhật là Trung Quốc với con số 18%, trong khi tỷ lệ ở Mỹ và Anh chỉ là 12%.

Nếu bạn gõ chữ “millennials” vào Google, cỗ máy tìm kiếm này sẽ cho ra một loạt kết quả có chứa những tính từ tiêu cực như "lazy," "stupid" hay "entitled", tức thế hệ Y là những kẻ lười biếng, ngu dốt và luôn cho mình là nhất.

Nhưng điều này không đúng, đặc biệt là với giới trẻ Nhật Bản!

Theo một nghiên cứu mới được thực hiện bởi công ty nhân sự ManpowerGroup, có tới 37% thế hệ trẻ Nhật Bản nói họ sẽ “làm việc cho đến chết”.

Với văn hóa doanh nghiệp bảo thủ, tỷ lệ ở Nhật Bản cao đến vậy là điều khá dễ hiểu. Đứng sau Nhật là Trung Quốc với con số 18%, trong khi tỷ lệ ở Mỹ và Anh chỉ là 12%.


Tỷ lệ người trẻ nói sẽ làm việc cho đến chết ở mỗi quốc gia

Tỷ lệ người trẻ nói sẽ "làm việc cho đến chết" ở mỗi quốc gia

Khảo sát được thực hiện trên 19.000 người lao động trong độ tuổi 20 đến 34 ở 25 quốc gia còn cho thấy một điểm đáng chú ý khác: kể cả những người trẻ không thích “làm việc cho đến chết” cũng chia sẻ họ sẽ làm việc lâu hơn các thế hệ trước.

Hơn một nửa người được khảo sát dự định sẽ không nghỉ hưu trước 65 tuổi, 27% nói vẫn sẽ làm việc sau khi đã bước qua tuổi 70.

73% thế hệ Y trên toàn thế giới làm việc nhiều hơn 40 giờ mỗi tuần, gần 25% làm việc hơn 50 giờ mỗi tuần. 26% có việc làm thêm ngoài công việc chính.

Truyền thông gắn liền triển vọng của thế hệ Y với năm 2000 - năm bản lề giữa hai thiên niên kỷ và do đó họ có tên là thế hệ Millenials. Các tác giả William Strauss và Neil Howe đã viết về thế hệ Millennials trong cuốn sách "Generations: The History of America's Future, 1584 to 2069" (Tạm dịch: Các thế hệ: Lịch sử của tương lai nước Mỹ, 1584 đến 2069). Năm 1987, họ là những người đầu tiên đưa ra khái niệm thế hệ Y, dùng để chỉ "những đứa trẻ được sinh ra gần năm 1982, đang bước vào trường học". Strauss và Howe sử dụng năm 1982 là năm đầu tiên thế hệ này được sinh ra là năm 2004 là năm cuối cùng.

Cụm từ thế hệ Y (Generation Y) lần đầu tiên xuất hiện vào tháng 8/1993, trong một bài báo của tờ Ad Age. Cụm từ này được dùng để mô tả những đứa trẻ của "thời đại ngày nay" và lấy năm 1982 là mốc bắt đầu có những đứa trẻ thế hệ Y được sinh ra.

Thế hệ Y còn có một vài cái tên khác như Generation We (thế hệ chúng tôi), Global Generation (thế hệ toàn cầu), Generation Next (thế hệ tiếp theo) hay Net Generation (thế hệ Internet). Đôi lúc họ cũng được gọi là thế hệ Echo Boomers, ám chỉ rằng thế hệ này có quy mô đông đảo tương đương với Baby Boomer.

Tháng 5/2013, tạp chí Time có chùm bài viết về thế hệ này, định nghĩa họ là những người sinh ra từ năm 1981 đến 2000.

Còn Viện nghiên cứu Pew của nước Mỹ định nghĩa thế hệ Y được sinh ra trong các năm từ 1981 đến 1997.

Thanh Thanh

CNNMoney

Trở lên trên