MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Gỡ “nút thắt” để phát huy lợi thế của cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân

Đây là nội dung chủ yếu được trao đổi tại Hội nghị lần thứ 17, sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, tổ chức ngày 26-7. Đồng chí Nguyễn Văn Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương tham dự và chủ trì Hội nghị.

Công bố quyết định về công tác cán bộ của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ Thủ tướng chỉ đạo Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương Cán bộ, nhân viên Đảng Ủy khối doanh nghiệp Hà Nội tham gia hiến máu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt đại biểu Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TW tặng quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 một tỷ đồng

Đến từ doanh nghiệp (DN) có tới 120 tuổi đời, ông Bùi Hồng Minh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam cho biết, việc tái cơ cấu DN là công việc thường xuyên chứ không phải bây giờ mới đặt ra, và nó gắn liền với đề án cổ phần hóa DN.

“Chúng tôi coi cơ cấu DN và gắn với cổ phần hóa là nhiệm vụ hết sức trọng tâm và quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, việc tái cơ cấu DN có những vấn đề khác trước. Một là môi trường kinh doanh xung quanh cũng có nhiều vấn đề, và khoa học kỹ thuật công nghệ phát triển như vũ bão, có tác động lớn đến các ngành sản xuất.

Thứ 2 là cấu trúc của một DNNN có tuổi đời 120 năm như TCT Xi măng thì khó khăn nhất là trong quá trình phát triển đã phát sinh xung đột vì những cán bộ nhiều năm ở TCT đã ra ngoài, nên bắt đầu có rào cản, có chỗ trống. Vấn đề thoái vốn và cấu trúc lại chuyển về SCIC phải làm từng bước, kết hợp giữa việc tập trung vào khoa học công nghệ, tránh tạo xung đột trong quá trình phát triển”, ông Minh nói.

Gỡ “nút thắt” để phát huy lợi thế của cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân - Ảnh 1.
Doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng, viễn thông…

Ông Lê Minh Chuẩn – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam - TKV cho biết, hiện có những dự án, mỏ than đang triển khai thì có nhiều thành phần kinh tế khác yêu cầu chồng lên khu vực có khoáng sản đó để thực hiện dự án của mình.

Chính vì vậy, thủ tục xin phép thực hiện các dự án đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nhất là những tập đoàn cốt lõi về năng lượng là rất khó khăn. “Vấn đề là quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt đang triển khai rất khó khăn, hầu như bị phá vỡ bởi quy hoạch kinh tế - xã hội của địa phương. Đây là điểm nghẽn mà rất nhiều năm nay các tập đoàn, tổng công ty nhà nước không thực hiện được dự án lớn nào”, ông Chuẩn cho biết.

Trong khí đó, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT nêu ra 2 khó khăn ở cả thoái vốn và cổ phần hóa. “Việc cơ cấu lại, tăng giảm vốn điều lệ, hoặc mua bán sáp nhập những công ty không phải thoái vốn, chúng tôi đang gặp khó khăn vì nếu coi đó là khoản đầu tư thì đây là những khoản đầu tư quá nhỏ, nhưng phải làm thủ tục quá khó khăn, trình qua rất nhiều cơ quan”, ông Hùng nêu ví dụ.

Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh vai trò quan trọng, chủ đạo của các DNNN trong nhiều lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, năng lượng…

Đồng chí Nguyễn Văn Bình khẳng định, việc thể chế hóa và tổ chức triển khai đầy đủ, phù hợp và đúng đắn tinh thần của Nghị quyết số 12 Hội nghị TƯ 5 khóa 12 sẽ tạo cơ sở cho sự phát triển và lấy lại hình ảnh, vị thế của các DNNN; giữ vững vị trí chủ đạo của kinh tế nhà nước; tập trung vào những lĩnh vực then chốt mang tính chất dẫn dắt nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác phát triển.

Đồng chí đề nghị các DNNN cần tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị DN; thay đổi cơ bản về cơ chế tài chính để có thể cạnh tranh bình đẳng trong cùng mặt bằng pháp luật như các thành phần kinh tế khác; phải thực hiện thay đổi đồng bộ, toàn diện tránh tình trạng chắp vá, vướng đâu sửa đó, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 12 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN.

“Có nhiều ý kiến và báo chí cho rằng, khi hỏi mấy doanh nghiệp tư nhân (DNTN) thì DNTN bảo mơ ước được có cơ chế như DNNN, xong sang phỏng vấn DNNN thì DNNN lại bảo chúng tôi mơ ước được cơ chế như DNTN. Thế có nghĩa là 2 ông cứ mơ về nhau.

Thực tế cho thấy, cái lớn nhất của KTTN mơ về DNNN chính là cơ chế phân bổ các tài nguyên, nguồn lực. DNNN biết mình được giao nguồn lực nhưng cơ chế không cho phép mình làm, nếu mình có nguồn lực rồi mà có cơ chế như tư nhân thì nhất.

Hiện Nghị quyết 12 đang giải quyết “mơ ước” của DNNN và Nghị quyết số 10 đang giải quyết “mơ ước” của KTTN. Điều chúng ta thấy là cần tận dụng và phát huy lợi thế của cả 2 bên”, đồng chí Nguyễn Văn Bình nói.

Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước chậm tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp? Đồng chí Nguyễn Văn Bình cho biết đã nghe nhiều ý kiến phản ánh từ khi thành lập tới nay, qua 8 tháng hoạt động, Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước đang gây ra nhiều khó khăn, chậm trễ trong xử lý công việc của các tập đoàn, tổng công ty. Đồng chí Nguyễn Văn Bình cho rằng, đây là vấn đề còn rất mới, chưa có tiền lệ ở nước ta và cũng không có mô hình thống nhất trên thế giới. Do vậy, phải có cách nhìn nhận, đánh giá thận trọng, xây dựng, khách quan. Trước mắt rà soát lại các quy định của pháp luật có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của Ủy ban qua thực tiễn hơn 9 tháng hoạt động, trong đó tập trung vào các nội dung như: phân cấp giữa Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty; phân định rõ giữa chức năng, nhiệm vụ giữa Ủy ban với các cơ quan quản lý nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp của Ủy ban. Về sự chậm trễ trong tiến độ xử lý các dự án thua lỗ so với yêu cầu của Nghị quyết số 12, đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, cần có tầm nhìn về lợi ích lâu dài của nhà nước để có giải pháp xử lý căn cơ, dứt điểm vấn đề này.

Theo Hà An

Công an Nhân dân

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên