MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Góc khuất' sau đà thăng hoa của TTCK Mỹ: Nỗi lo sợ dâng trào, nhà đầu tư nháo nhào tìm phương án an toàn

13-07-2020 - 15:19 PM | Tài chính quốc tế

Emily Roland – chiến lược gia đầu tư tưởng tại John Hancock Investment Management, nhận định: "Đây là thị trường ‘con bò’ nhưng chưa thực sự được đón nhận. Chắc chắn nhiều nhà đầu tư vẫn rất hoài nghi về nó và điều này lại là hợp lý."

Theo Bloomberg, lượng giao dịch bán khống đối với quỹ ETF lớn nhất TTCK Mỹ - ETF SPDR S&P 500, đã ở mức rất cao và gần đây vẫn tiếp tục tăng mạnh, ngay cả sau khi chỉ số này đã tăng 41% kể từ mức thấp hồi tháng 3. Chỉ số biến động Cboe (VIX) cũng có diễn biến tương tự, trong khi nhà đầu tư đang đổ xô tìm đến những sản phẩm an toàn hơn nhằm phòng ngừa thua lỗ. Bên cạnh đó, một "núi" tiền mặt khổng lồ gần như ở mức cao kỷ lục dường như đang "đứng" bên ngoài thị trường. 

Trong khi các chuyên gia không ngừng tranh luận về việc liệu có điều gì bất thường là tin xấu đối với đà thăng hoa của thị trường hay không, thì các số liệu thống kê đã cho thấy sự thận trọng của nhà đầu tư, bên ngoài đà tăng không ngừng nghỉ của cổ phiếu của các công ty lớn nhất.

Những cổ phiếu vốn hóa lớn như Apple và Amazon đã lập đỉnh, giúp S&P 500 hồi phục từ mức thấp khi đại dịch bùng phát, khi chỉ số này chỉ giảm 0,2% trong tháng qua. Trong khi đó, một nhóm cổ phiếu khác có tỷ trọng tương đương trong rổ chỉ số này – ví dụ Royal Caribbean Cruises có sự ảnh hưởng tương tự như Microsoft, đã giảm khoảng 6,5% trong cùng kỳ.

Emily Roland – chiến lược gia đầu tư tưởng tại John Hancock Investment Management, nhận định: "Đây là thị trường ‘con bò’ nhưng chưa thực sự được đón nhận. Chắc chắn nhiều nhà đầu tư vẫn rất hoài nghi về nó và điều này lại là hợp lý."

Sự hoài nghi được thể hiện rõ ràng trong nhóm nhà đầu tư thực hiện giao dịch bán khống đối với chứng chỉ quỹ SPDR S&P 500 ETF Trust trị giá 278 tỷ USD, với mã giao dịch là SPY. Tỷ lệ bán khống lượng chứng chỉ quỹ đang lưu hành của SPY đang ở mức 5,1%, theo dữ liệu từ IHS Markit. Hồi tháng 3, con số này đã chạm gần mức cao nhát là 7,4% và đầu năm 2020 ở mức thấp là 1,2%.

Góc khuất sau đà thăng hoa của TTCK Mỹ: Nỗi lo sợ dâng trào, nhà đầu tư nháo nhào tìm phương án an toàn  - Ảnh 1.

Tỷ lệ bán khống của SPY vẫn cao dù thị trường đi lên.

Theo Penn Mutual Asset Management, rõ rằng các biện pháp kích thích của Fed đã thúc đẩy các loại tài sản tăng giá, điều này có thể giải thích tình trạng nhiều ý kiến không hài lòng với đà tăng của thị trường. CIO của công ty – Mark Heppenstall, cho hay: "Thật khó để hài lòng với diễn biến này nếu nó được thúc đẩy bởi thanh khoản chứ không phải kết quả kinh doanh khởi sắc."

Dù thấp hơn nhiều so với hồi tháng 3, nhưng chỉ số VIX vẫn nhấp nháy dấu hiệu cảnh báo đối với thị trường vừa ghi nhận quý có diễn biến tốt nhất kể từ năm 1998. Thước đo này vẫn tăng ở mức khoảng 27, gần gấp đôi so với mức thấp hồi tháng 2. Trong khi đó, cả năm 2019 là dưới 30.

VIX thường giảm khi thị trường tăng giá, bởi đó là khi nhà đầu tư hứng khởi trước những thông tin tích cực. Tuy nhiên, theo Goldman Sachs, đà hồi phục mạnh mẽ đã làm đảo lộn mối quan hệ đó. Ngân hàng này đã ước tính rằng mức chênh lệch giữa chỉ số này lợi nhuận của S&P 500 đã gần như ở mức lớn nhất từ trước đến nay.

Góc khuất sau đà thăng hoa của TTCK Mỹ: Nỗi lo sợ dâng trào, nhà đầu tư nháo nhào tìm phương án an toàn  - Ảnh 2.

Chứng chỉ quỹ ProShares Ultra VIX Short-Term Futures ghi nhận dòng vốn đổ vào lớn nhất tính theo tuần kể từ năm 2016.

Ngoài ra, tâm lý thận trọng còn được thể hiện rõ ràng trong dòng tiền đổ vào các quỹ ETF. Chứng chỉ quỹ ProShares Ultra VIX Short-Term Futures – quỹ lớn nhất theo dõi biến động, đã ghi nhận dòng vốn khoảng 263 triệu USD vào tuần trước và ghi nhận tuần có diễn biến mạnh mẽ nhất kể từ năm 2016, hiện đang chuẩn bị đón nhận thêm 159 triệu vào tuần này.

Bối cảnh hiện tại đã thúc đẩy nhu cầu đối với các quỹ ETF dạng buffer (bình ổn) – giúp nhà đầu tư phòng ngừa một khoản lỗ nhất định nhưng tỷ suất sinh lời sẽ thấp hơn. Đây là mảng ETF được phát hành bởi Innovator ETFs – đã thu hút được hơn 3 tỷ USD kể từ khi ra mắt vào năm 2018.

Bruce Bond – CIO của Innovator, cho hay: "Đối với những người có tâm lý FOMO (sợ bỏ lỡ) hiện tại và họ đang đứng bên ngoài và bỏ lỡ đà tăng 40%, họ đang đặt câu hỏi rằng ‘tôi nên rót tiền ngay bây giờ, hay liệu thị trường đã chạm đỉnh hay chưa? Các quỹ ETF buffer cho phép họ bắt lấy đà tăng dù không cần phải ước tính đúng thời điểm."

Góc khuất sau đà thăng hoa của TTCK Mỹ: Nỗi lo sợ dâng trào, nhà đầu tư nháo nhào tìm phương án an toàn  - Ảnh 3.

Các quỹ ETF buffer giảm nhẹ hơn so với S&P 500 hồi tháng 3.

Cho đến nay, các quỹ buffer đã có hiệu quả như được "quảng cáo". Khi thị trường chạm đáy vào ngày 23/3, Innovator S&P 500 Power Buffer ETF ghi nhận mức giảm từ đầu năm là 17,5% trong khi S&P 500 rớt tới 30%. 4 tháng sau đó, Innovator ETF tăng 1,3% trong khi S&P 500 vẫn giảm 1,4%.

Hơn nữa, hiện tại, một khoản tiền mặt lớn đang "đứng ngoài" thị trường. Các quỹ MMF của Mỹ đã ghi nhận 1 nghìn tỷ USD trong thời điểm thị trường lao dốc do đại dịch, khiến tổng tài sản đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 4,8 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, khoản tiền lớn đó là gần như chưa giảm bớt. Theo dữ liệu của Investment Company Institute, tổng số tiền mặt chưa được đổ vào TTCK hiện vẫn ở mức 4,65 nghìn tỷ USD.

Góc khuất sau đà thăng hoa của TTCK Mỹ: Nỗi lo sợ dâng trào, nhà đầu tư nháo nhào tìm phương án an toàn  - Ảnh 4.

Dòng tiền đổ vào các tài sản MMF tại Mỹ tăng lên mức cao nhất từ trước đến nay.

Phil Orlando – chiến lược gia trưởng tại Federated Hermes, nhận định: "Số tiền mặt đó có thể đến từ việc nhà đầu tư rút vốn khỏi các loại tài sản rủi ro. Con số cực kỳ lớn này thể hiện rằng nhà đầu tư đang lo ngại." 

Tham khảo Bloomberg

Lục Lam

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên