MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Góc nhìn CTCK: Chờ phản ứng tại vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm

Chờ phản ứng tại vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm

Chờ phản ứng tại vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm

TVSI cho rằng kỳ vọng đáy W của chỉ số VN-Index vẫn còn nguyên nhưng xác suất đang mỏng manh hơn. Các nhà đầu tư có mức cổ phiếu từ 50% tài sản trở lên nên tạm dừng giải ngân thêm để có hành động phù hợp sau phiên giao dịch quan trọng hôm nay.

Thị trường mở cửa phiên giao dịch đầu tuần (9/5) với tâm lý không mấy tích cực khiến VN-Index giảm mạnh từ sớm. Áp lực bán lan rộng toàn bộ các nhóm cổ phiếu kéo thị trường chìm sâu trong sắc đỏ. Kết phiên, VN-Index giảm 59,64 điểm (-4,49%) xuống 1.269,62 điểm; HNX-Index giảm 5,84% xuống 323,39 điểm và UpCOM-Index cũng giảm 5,28% xuống 96,5 điểm.

Số mã giảm trên cả 3 sàn chiếm áp đảo với 943 mã giảm, bao gồm 356 mã giảm sàn, áp đảo hoàn toàn so với 121 mã tăng. Thị trường giảm mạnh, cầu bắt đáy có nhưng vẫn khá yếu ớt. Thanh khoản được cải thiện so với các phiên trước nhưng vẫn ở mức thấp, đạt gần 22.000 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại lại là điểm sáng khi mua ròng 625 tỷ đồng toàn thị trường, giá trị mua ròng riêng trên HoSE đạt 575 tỷ đồng.

Trong bản tin nhận định, các CTCK đã có quan điểm khá thận trọng về xu hướng thị trường.

Góc nhìn CTCK: Chờ phản ứng tại vùng hỗ trợ quanh 1.250 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến VN-Index thời gian gần đây

CTCK TVSI: Tạm ngừng giải ngân

Tâm lý thị trường hiện đang hết sức bi quan với khi bên cầm cổ phiếu chấp nhận bán bằng mọi giá. Lợi suất trái phiếu 10 năm chính phủ Mỹ và đồng USD tiếp tục tăng trong phiên giao dịch cuối tuần gây áp lực cho hầu hết các thị trường tài chính trong đó có Việt Nam.

Xét ở góc nhìn phân tích kỹ thuật kỳ vọng đáy W của chỉ số VN-Index vẫn còn nguyên nhưng xác suất đang mỏng manh hơn khi trong nội tại thị trường áp lực bán là quá lớn. Các nhà đầu tư có mức cổ phiếu từ 50% tài sản trở lên nên tạm dừng giải ngân thêm để có hành động phù hợp sau phiên giao dịch quan trọng hôm nay.

CTCK SSI: Kiểm định vùng hỗ trợ gần 1.250 - 1.260 điểm

Chỉ số VN-Index đang trong quá trình tạo đáy số 2 sau khi hình thành đáy số 1 kể từ phiên giao dịch ngày 26/04/2022. Với quán tính điều chỉnh hiện tại, VN-Index nhiều khả năng sẽ kiểm định vùng hỗ trợ gần 1.250 - 1.260 điểm trong các phiên tới.

CTCK Yuanta Việt Nam: Tiếp tục đứng ngoài

Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức GIẢM. Do đó, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục đứng ngoài thị trường và bán cắt lỗ với các vị thế mua mới trong các phiên giao dịch gần đây.

CTCK SHS: Chờ cầu bắt đáy vùng 1.225 - 1.250 điểm

Với phiên giảm mạnh 09/05 thì định giá P/E của VN-Index và VN30 tiếp tục được chiết khấu về 14 lần và 13,5 lần. Đây là mức định giá thấp hơn trung bình 5 năm gần nhất, đặc biệt với nhóm cổ phiếu lớn thuộc VN30. Điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy được lực cầu từ các nhà đầu tư theo trường phái đầu tư giá trị dài hạn.

Tuy nhiên, về mặt kỹ thuật lại có phần không ủng hộ cho khả năng hồi phục của VN-Index khi mà chỉ số này đã bước vào sóng điều chỉnh a với target theo lý thuyết quanh ngưỡng 1.200 điểm (fibonacci retracement 38,2% sóng tăng 5) và đà giảm có thể tiếp tục trong phiên sáng mai. VN-Index có thể sẽ hồi phục trở lại nếu lực cầu bắt đáy trong vùng hỗ trợ 1.225 - 1.250 điểm đủ tốt.

CTCK KBSV: Chờ lực cầu bắt đáy ở vùng thấp hơn

Trong kịch bản VN-Index không giữ được đáy ngắn hạn, chỉ số nhiều khả năng sẽ mở rộng nhịp điều chỉnh xuống các vùng hỗ trợ sâu hơn quanh 1.220 - 1.240 nhằm tìm kiếm lực cầu bắt đáy trước khi xuất hiện nhịp hồi phục trở lại.

Sau khi đã bán bớt một phần vị thế ngắn hạn, nhà đầu tư có thể giải ngân trở lại khi chỉ số kiểm định hoặc chớm phá vùng đáy ngắn hạn nhưng cần khống chế tỷ trọng ở mức vừa phải, tương ứng với mức chấp nhận rủi ro.

CTCK DNSE: Tìm kiếm cơ hội dài hạn

Nhà đầu tư quản trị rủi ro, chờ đợi thị trường cân bằng trở lại và tìm kiếm các cơ hội dài hạn khi đà giảm tạo ra các cổ phiếu có mức giá tốt. Xu hướng tăng lãi suất trên thế giới tạo ra giai đoạn dòng tiền thận trọng và suy giảm thanh khoản nhưng các triển vọng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam là yếu tố hỗ trợ cho thị trường chung khi tâm lý tiêu cực ngắn hạn được giải tỏa.

https://cafef.vn/goc-nhin-ctck-cho-phan-ung-tai-vung-ho-tro-quanh-1250-diem-20220509202303555.chn

Hà Linh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên