MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Google có thể phải nộp phạt 7 tỷ USD, tức 10% doanh thu

21-04-2016 - 09:47 AM | Tài chính quốc tế

Google bị buộc tội đã cạnh tranh không lành mạnh khi ưu ái các ứng dụng do mình sản xuất trên hệ điều hành Android.

Uỷ ban Châu Âu (EC) mới đây buộc tội nhà cung cấp dịch vụ Internet khổng lồ của Mỹ Google đã lạm dụng vị thế to lớn của mình trên thị trường để ra điều kiện buộc các nhà mạng và các nhà sản xuất smartphone, máy tính bảng và các phương tiện khác phải sử dụng hệ điều hành Android.

Với hàng tỉ người sử dụng lựa chọn Google để tìm kiếm bất thứ gì trên mạng, Google Search gần như đang chiếm vị trí gần như độc tôn. Khoảng 80% điện thoại thông minh và máy tính bảng ở châu Âu dùng hệ điều hành di động Android của Google và các ứng dụng của Google thường tự động được chuyển đến các thiết bị này. Dĩ nhiên bạn có thể quyết định không dùng các ứng dụng này, nhưng trên thực tế thì hầu hết người sử dụng đều lười và không làm điều đó.

Sau một năm điều tra, EC đã đi đến kết luận rằng "ông lớn” này đã thúc ép các nhà sản xuất phải cài đặt công cụ tìm kiếm Google Search và các ứng dụng khác của mình. Qua đó, Google đã cản trở sự cạnh tranh và đổi mới do cản đường tiếp cận thị trường của các nhà chế tạo phần mềm khác.

Uỷ viên phụ trách về Cạnh tranh EU, bà Margrethe Vestager, cho biết "Một môi trường Internet di động cạnh tranh công bằng ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp ở châu Âu”.

Vào tháng 4/2015, EC đã bắt đầu một cuộc điều tra về các hoạt động của Google đối với Android. Ngoài ra, EC còn tiến hành các cuộc điều tra khác với Google, trong đó phải kể đến việc điều tra về cách xử lý sự lựa chọn ưu tiên thông qua công cụ tìm kiếm của Google.

Nếu EU thực sự phán quyết rằng Google đang lạm dụng sức mạnh của mình, thì gã khổng lồ này có thể phải chịu số tiền phạt tương đương 10% doanh thu của mình: 7,4 tỉ USD tiền phạt chỉ áp dụng cho riêng năm 2005. Song vì mối quan hệ chính trị và quân sự giữa EU và Mỹ, cuối cùng sự việc sẽ được định đoạt thế nào điều đó vẫn còn là một ẩn số. Trong những năm 1990, EU cũng từng có cuộc "đụng độ” với Microsoft, song vụ việc cuối cùng được bỏ qua.

Xuân Hương

De Redactie, De Morgen

Trở lên trên