MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Grab được tuyên bố "vô tội" trong thương vụ mua lại Uber tại Việt Nam

Việc mua bán, chuyển nhượng và tiếp nhận nghĩa vụ giữa Grab và Uber không cấu thành hành vi tập trung kinh tế, theo Hội đồng cạnh tranh.

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, hôm 11/6, đã mở Phiên điều trần kín xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi tập trung kinh tế của Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam (vụ việc cạnh tranh mã số 18 KX HCT 01) tại Phòng điều trần của Hội đồng Cạnh tranh.

Đến sáng ngày 17/ 6, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã công bố tới các bên Quyết định số 26/QĐ-HĐXL về việc xử lý vụ việc cạnh tranh này.

Theo đó, sau khi nghiên cứu hồ sơ điều tra vụ việc cạnh tranh, tiến hành xác minh và lấy lời khai của các bên liên quan tại phiên điều trần ngày 11/6 và thảo luận phân tích về hành vi, xác định về thị trường liên quan và các chứng cứ chủ yếu, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã quyết định không chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra về việc áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh đối với Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam.

Hội đồng cho rằng việc mua bán, chuyển nhượng và tiếp nhận nghĩa vụ giữa hai công ty này không cấu thành hành vi tập trung kinh tế theo hình thức mua lại doanh nghiệp, quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh và Điều 34 Nghị định số 116 ngày 15/9/2005 của Chính phủ.

Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày kể từ ngày ký. Nếu trong thời hạn đó, Quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khiếu nại, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp phí xử lý vụ việc vào ngân sách nhà nước.

T.Công

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên