MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hà Nội: Có một khu tập thể sắp sập

11-08-2016 - 14:45 PM | Bất động sản

Tường bong tróc, trần nhà nham nhở, hành lang phải cần đến sự trợ giúp của những chiếc cột gỗ. Đó là tình trạng xuống cấp tại khu tập thể H36 (Xuân La, Tây Hồ).

Người dân Hà Nội vẫn chưa hết bàng hoàng với vụ sập nhà ở số 43 Cửa Bắc vào ngày 4/8. Sự kiện này càng khiến người dân sống tại khu tập thể xuống cấp H36 càng thêm lo lắng.

Khu tập thể được xây dựng bởi Công ty Xây lắp Hóa chất H36. Năm 1983 dãy nhà xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Theo chủ trương ngôi nhà được xây dựng cho cán bộ, công nhân viên công ty.

Khu tập thể bao gồm dãy nhà cấp 4 và hai dãy nhà hai tầng bằng gạch. Nhà được xây dựng bằng gạch và vôi vữa nên sau 33 năm đưa vào sử dụng ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng.

Hiện, 61 hộ dân với gần 400 nhân khẩu sống tại khu tập thể luôn sống trong cảnh nơm nớp lo sợ, nguy cơ đe dọa tính mạng khi có mưa dông lớn. Trước đó, một số hộ dân đã chuyển đi vì nghĩ nhà có thể sập bất cứ lúc nào.

Nhận thấy căn nhà xuống cấp, người dân đã sửa chữa, chắp vá bằng một số vật liệu như: Tấm nhựa, thanh sắt, tre nứa, proximăng nhưng vẫn không cải thiện được tình hình.

Theo khảo sát của phóng viên, hiện tại trần nhà của toàn bộ các căn hộ nứt, lún, bong tróc nghiêm trọng. Tường nhà nứt, nghiêng và biến dạng. Một số cột nhà xây bằng gạch đã bắt đầu bở bục, nhiều mảng tường nứt nẻ, trơ cả khung sắt. Khu nhà không còn khả năng chịu đựng những trận mưa to, gió lớn.

Theo chế độ công ty, mỗi cán bộ, công nhân viên được bố trí 9m2 (tương ứng với nửa gian tập thể), nhà nào có vợ và chồng cùng làm việc trong công ty thì mới được phân 18m2.

Trong khi mật độ dân cư cứ tăng lên đều đặn, năm sau tăng hơn năm trước. Hàng loạt các vấn đề đặt ra như: chỗ ở chật chội, nhà ở xuống cấp, nhà vệ sinh không đảm bảo vệ sinh, thiếu chỗ ở cho trẻ em vui chơi.

Cứ vào mỗi buổi sáng người dân khu tập thể lại rồng rắn đứng trước cửa nhà vệ sinh đợi đến lượt mình làm vệ sinh cá nhân. Bao năm nay, tập thể H36 vẫn duy trì nhà vệ sinh tập thể. “chật chội khó chịu lắm, nghèo nên đành chịu. Trời mưa là dột, nước lênh lãng và hỏng hết đồ đạc trong nhà. Chúng tôi sợ mưa giông lắm”, ông Nguyễn Văn Đức sống tại khu tập thể cho biết.

Một trong những giải pháp được người dân nơi đây áp dụng nhằm tăng diện tích là chia đôi khoảng không gian trong nhà làm gác xép. Nhiều hộ gia đình tận dụng luôn lan can. Cách làm này là một biện pháp cứu cánh đối với những gia đình có con nhỏ và các gia đình có con lớn đến tuổi dựng vợ gả chồng mà kinh tế eo hẹp.

Một số hình ảnh nguy hiểm tại khu tập thể H36 do PV Báo Gia đình & Xã hội ghi nhận:


Tường nhà nham nhở, nhếc nhác.

Tường nhà nham nhở, nhếc nhác.


Trần nhà hỏng hóc, người dân khác phục bằng cách nhét những tấm gỗ.

Trần nhà hỏng hóc, người dân khác phục bằng cách nhét những tấm gỗ.


Căn nhà hoang tàn của một người dân.

Căn nhà hoang tàn của một người dân.


Người dân sống trong cảnh nơm nớp lo sợ.

Người dân sống trong cảnh nơm nớp lo sợ.


Cơi nới làm tăng thêm mức độ nhếc nhác cảu khu tập thể.

Cơi nới làm tăng thêm mức độ nhếc nhác cảu khu tập thể.


Trải qua 33 năm sử dụng,khu tập thể xuống cấp trầm trọng.

Trải qua 33 năm sử dụng,khu tập thể xuống cấp trầm trọng.


Các cột trụ bằng gỗ người dân tự thiết kế.

Các cột trụ bằng gỗ người dân tự thiết kế.

Theo Ngọc Thi

Gia đình xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên