MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đủ chiêu gian lận đội lốt ‘hàng Việt Nam xuất khẩu’

16-06-2015 - 11:41 AM | Thị trường

Một số mặt hàng sản xuất tại Việt Nam hiện đang được thị trường nước ngoài ưa chuộng. Chính vì vậy, tại thị trường nội địa, các sản phẩm thời trang mang “made in Việt Nam xuất khẩu” đang bị nhiều loại hàng giả, hàng nhái, hàng trôi nổi... “đội lốt”. Cả ở thị trường xuất khẩu, hàng Việt Nam cũng bị gian lận.

Ở TP Hồ Chí Minh, nếu như trước đây chỉ lác đác vài điểm kinh doanh hàng thời trang xuất khẩu, thì nay gần như trên tuyến đường nào cũng mọc lên nhan nhản các shop bán hàng may mặc, giày dép, túi xách… xuất khẩu.

Ngoài ra, còn có một số trung tâm mua sắm được người tiêu dùng (NTD) mệnh danh là “thiên đường hàng Việt Nam xuất khẩu” như Trung tâm Thương mại Taka, Saigon Square... NTD có thể tìm thấy bất kỳ nhãn hiệu nào tại đây.

Đa phần các sản phẩm mang mác hàng Việt Nam xuất khẩu hiện bán trên thị trường, giá chỉ bằng hoặc cao hơn một chút so với hàng sản xuất trong nước không xuất khẩu. Tuy nhiên, hàng Việt Nam xuất khẩu thu hút mạnh NTD mua sắm là do giá rẻ và do quan niệm hàng xuất khẩu là sản phẩm đạt tất cả các tiêu chuẩn chất lượng từ khâu thiết kế cho đến khi hoàn tất sản phẩm.

Trong khi đó, theo giải thích của một chủ doanh nghiệp đang gia công hàng may mặc xuất khẩu cho một thương hiệu nổi tiếng, hàng xuất khẩu sau khi sản xuất ra thành phẩm thì được đóng vào kho để chờ xuất khẩu mà không được bán ra ở thị trường Việt Nam. Trên thị trường Việt Nam, nếu có hàng xuất khẩu thì đó là hàng trong quá trình gia công bị lỗi, hoặc cũng có một số trường hợp sản phẩm bị lấy cắp tuồn ra ngoài thị trường…

Còn với thị trường xuất khẩu, lợi dụng quy định hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu, một số thương nhân nước ngoài đã nhập số lượng lớn nguyên phụ liệu vào thị trường Việt Nam để thực hiện việc gia công, nhưng thực chất là để bán trái phép nguyên phụ liệu tại thị trường Việt Nam… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách kinh tế của Nhà nước.

Đội QLTT 12B và QLTT 1A từng kiểm tra Công ty TNHH D.S Việt Nam ở quận 12 (công ty 100% vốn Đài Loan), tạm giữ tổng cộng 4.966 cuộn (tương đương 50.620kg) vải ngoại nhập các loại có tổng trị giá hơn 3,7 tỷ đồng. Do công ty vi phạm tiêu thụ tại thị trường Việt Nam hàng hóa, nguyên liệu tạm nhập khẩu để gia công hàng hóa may mặc cho thương nhân nước ngoài không đúng quy định, UBNDTP Hồ Chí Minh đã xử phạt công ty này 60 triệu đồng và tịch thu toàn bộ hàng vi phạm…

Không chỉ gian lận trong việc tiêu thụ sản phẩm gia công cho nước ngoài tại thị trường Việt Nam, thời gian qua nhiều trường hợp lợi dụng việc gia công hàng hóa tại Việt Nam, các đối tượng đã giả mạo xuất xứ hàng hóa để xuất khẩu. Đó là trường hợp Công ty Gia Đào (phường Thới An, quận 12) do Nguyễn Thị Thu Pha làm Giám đốc. Khi Đội QLTT 12B cùng Công an phường Thới An, quận 12 kiểm tra phát hiện tại công ty có 13 công nhân đang thực hiện các công đoạn sản xuất quần Jean nhãn hiệu Levis, ghi xuất xứ “Made in Mexico” có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, giả mạo xuất xứ hàng hóa.

Tại hiện trường, có 18.216 cái quần Jean thành phẩm và 960 cái bán thành phẩm (hiệu Levis ghi “Made in Mexico”), 144kg nhãn, khuy, nút quần Jean hiệu Levis và 24 bộ máy may, máy vắt sổ, máy đóng khuy, máy dập nhãn… có tổng trị giá hơn 36,4 tỷ đồng.

Theo Thúy Hà

Công an nhân dân

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên