MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng loạt công ty Nhật, Trung Quốc chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc

25-10-2018 - 08:50 AM | Tài chính quốc tế

Các công ty lo ngại rằng các chính sách thuế cao mà Mỹ mới áp dụng sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc.

Trong ngày thứ Ba, công ty sản xuất phụ tùng ô tô Nidec cho biết công ty sẽ chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc .

Trước đó, một số công ty Nhật như Panasonic và cả công ty Trung Quốc cũng công bố quyết định tương tự, họ thông báo chuyển sản xuất sang Đông Nam Á hoặc Mexico bởi lo ngại rằng các chính sách thuế cao mà Mỹ mới áp dụng sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa được sản xuất tại Trung Quốc.

Theo báo Nikkei của Nhật, công ty Nidec trụ sở tại Kyoto sẽ chuyển hoạt động sản xuất phụ tùng ô tô cũng như linh kiện cho điều hòa nhiệt độ sang Mexico.

Công ty đầu tư khoảng 20 tỷ yên tương đương 178 triệu USD để tăng gấp đôi công suất tại nhà máy ở Mexico trước thời điểm tháng 3/2019. Những mặt hàng này phải chịu thuế nhập khẩu 25% do chính quyền Tổng thống Donald Trump đưa ra.

“Chiến tranh thương mại sẽ vẫn tiếp diễn”, CEO của Nidec, ông Shigenobu Nagamori, nhận định.

Phụ tùng ô tô sản xuất tại Trung Quốc được sử dụng nhiều trong ngành ô tô Mỹ, Nidec tin rằng việc mở rộng sản xuất tại Trung Quốc sẽ giúp cho công ty giành được đơn hàng của những công ty đối thủ vẫn tiếp tục sản xuất tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, Nidec vẫn tiếp tục đầu tư tại Trung Quốc để đáp ứng cho nhu cầu ô tô điện và một số loại linh kiện khác vẫn tăng cao tại nước này.

Panasonic, một trong những công ty Nhật đầu tiên mở sản xuất tại Trung Quốc, đang chuyển hoạt động sản xuất thiết bị điện tử dùng trong xe ô tô sang Thái Lan, Malaysia và Mexico. Trước đây, công ty sản xuất những sản phẩm chuyên bán sang thị trường Mỹ này tại Sìu Châu và Thâm Quyến.

Hãng chuyên sản xuất đồ điện tử TCL trụ sở tại tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc mới đây cũng đã công bố kế hoạch mở rộng sản xuất tivi màn hình tinh thể lỏng tại nhà máy ở Mexico nhằm thay thế cho những sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc. Công ty công bố có kế hoạch nâng sản lượng của nhà máy lên mức từ 3 triệu đến 4 triệu đơn vị từ mức 2 triệu vào năm 2017.

TCL mua nhà máy tại Mexico từ công ty Sanyo Electric của Nhật, một chi nhánh của Panasonic vào năm 2014. Tivi màn hình tinh thể lỏng không thuộc danh sách hàng hóa phải chịu thuế cao hơn của chính quyền Tổng thống Donald Trump, thế nhưng TCL đang chuẩn bị cho điều tồi tệ hơn.

Công ty GoerTek, công ty chuyên lắp đặt tai nghe AirPods, đã thông báo với các nhà cung cấp rằng hãng có kế hoạch chuyển sản xuất tai nghe không dây sang Việt Nam để tránh mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Hai nhà cung cấp khác cho Apple bao gồm Pegatron và Cheng Uei Precision của Đài Loan cũng đã thông báo kế hoạch mở rộng sản xuất tại Trung Quốc vì những lý do tương tự, dù không chắc rằng động thái của họ bao gồm cả thiết bị của Apple.

Theo Trung Mến

BizLIVE

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên