MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hàng nghìn mẹ chia sẻ thổi sáp ong vào tai để chữa viêm tai giữa, bác sĩ giật mình!

26-10-2018 - 17:07 PM | Sống

Viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ thường hay tái phát nhiều lần. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng không được thổi thuốc, thổi lá hay các loại thuốc nam vào tai gây ứ mủ dịch nguy hiểm cho tai.

 Hàng nghìn mẹ chia sẻ thổi sáp ong vào tai để chữa viêm tai giữa, bác sĩ giật mình! - Ảnh 1.

Hình ảnh chia sẻ trên mạng

Cách dùng như sau: Gần đây trên mạng xã hội chia sẻ về việc thổi sáp ong trị viêm tai giữa .

Theo chia sẻ của bà mẹ “Em vốn không tin vào các bài thuốc dân gian lắm, sau đó qua những thông tin biết được thì quen 1 em, em ấy đã từng sử dụng phương pháp này thành công ngoài mong đợi sau khi hỏi kỹ và tìm hiểu thêm mình mới dám thực hiện...

Đó là phương pháp xông tai bằng sáp ong.

B1: Sáp ong rừng: vắt nguyên lấy sáp bỏ mật đi, xong đun nóng lên cho tan ra( Không cần cho nước , đi lên nó sẽ tan)

B2: Lấy Sáp ong đã đun phết lên tờ giấy mỏng ( giấy trong bộ vàng hương hay có , càng mỏng càng tốt , làm nhanh lúc sáp còn nóng không nguội nó cóng lại không làm được )

B3: Chuẩn bị 1 cái ấm nước pha trà y hình , chế tạo cái vòi để thổi( bước này rất quan trọng mà chính ông chồng em sáng tạo ra, em bé tránh dc nóng mà khói vào 100% sâu bên tai luôn, tránh được sáp nóng rớt vào tai , rất hiệu quả)

Cái quan trọng nhất là: làm sao cho khói của Sáp ong vào tai được nhiều nhất. Riêng chế tạo cái ấm này thì các bác ib em chỉ cho, nói dài dòng lắm, em thấy nó cũng đơn giản lắm 🙂

Mỗi ngày em làm 2 lần, mỗi lần tầm 5phút 1 tai , 1 tờ giấy đã quyệt sáp làm 2 tai. Làm 1 tuần liên tiếp, sau đó 2 ngày làm 1 lần đến hết nửa tháng ạ””.

Chia sẻ này nhận được hàng trăm nghìn lượt xem và share. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng điều này cực kỳ nguy hiểm.

PGS Nguyễn Thị Hoài An –Giám đốc Bệnh viện An Việt cho biết, từ ngày bà còn công tác tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương đã thường xuyên gặp các bé bị biến chứng như trên do viêm tai giữa mà bố mẹ bé không điều trị kịp thời, triệt để, khiến viêm tái đi tái lại kèm theo ứ dịch mủ trong tai.

Nhiều bé được bố mẹ thổi sáp ong và biến chứng nặng nề gây liệt mặt thậm chí điếc tai.

Bác sĩ An nhấn mạnh tuyệt đối bệnh nhân không được cho bất cứ lá cây hay cây dại rắc vào tai hoặc thuốc kháng sinh dạng nước nào mà chưa có sự chỉ dẫn của bác sỹ thì không được dùng. Tai có thể bị viêm nhiễm nặng hơn khi tiếp xúc với thuốc chưa qua kiểm duyệt và khử trùng.

Thực tế đã có nhiều trường hợp bị viêm tai, nước mủ chảy ra nhưng vì tin vào thần thánh dùng mẹo để chữa, có khi còn đổ cả sáp ong vào tai với mục đích là bịt không cho dịch chảy ra.

"Dùng sáp ong trong điều trị bệnh viêm tai hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Thậm chí, đổ sáp như thế sẽ bịt mất đường dẫn lưu của mủ ra khỏi tai, mủ không chảy được ra ngoài sẽ chảy vào trong gây nên viêm màng não và áp xe não dẫn tới tử vong.

PGS An cho biết viêm tai giữa là bệnh phổ biến ở trẻ em, trong cuộc đời của mỗi em bé thì có tới 70% bé bị viêm tai giữa, mỗi cháu có thể bị 1 – 2 đợt viêm tai giữa.

Em bé hay bị do tuổi nhỏ, thứ hai do em bé hay ăn trong tư thế nằm khiến em bé hay bị viêm tai giữa hơn người lớn.

Đặc biệt do đặc điểm tuổi, cấu trúc của vòi tai, do hoạt động của vòi tai thông với họng chưa tốt. Vòi tai nằm ngang (chưa dốc, càng lớn càng dốc), hệ thống vòi mềm nên đóng mở chậm, sức đề kháng kém nên hay bị viêm tai giữa.

Các nghiên cứu của Bệnh viện Tai Mũi Họng trung ương thì tuổi lên 3 tỷ lệ viêm tai giữa 17 – 18 %. Từ trên 3 – 5 tuổi giảm còn 9 %, và tiểu học chiếm 3 %. Liên quan tới tuổi rất nhiều.

Yếu tố thuận lợi của viêm tai giữa nữa là em bé sức đề kháng kém, bị suy giảm miễn dịch toàn thân làm em bé dễ nhiễm khuẩn.

Đặc biệt theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An khi trẻ hay bị viêm VA, giữa cơ thể và vi khuẩn, thuốc kháng sinh hình thành màng bao bọc, tạo thành "lô cốt" vững chắc bảo vệ vi khuẩn nằm trong tổ chức VA mà không một kháng sinh nào tới diệt được.

Khi vi khuẩn đã kháng kháng sinh, không diệt được tại tổ chức VA thì lập tức biến chứng vào tai.

100% các trường hợp viêm tai giữa cấp nhiễm bởi vi khuẩn kháng kháng sinh. Nếu không điều trị được gốc rễ là nạo VA thì VA là nguồn vi khuẩn tấn công tai giữa. Do đó, tình trạng viêm tai giữa ở nhiều trẻ vẫn tiếp tục tái diễn".

Theo Khánh Chi

Infonet

Trở lên trên