MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp nhập khẩu ôtô có nguy cơ rơi vào thế bí

29-08-2012 - 11:24 AM |

Bộ Công thương đang soạn thảo văn bản tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô đã ký và thanh toán những lô hàng trước Thông tư 20. Tuy nhiên thời gian hoàn thành bị cho là quá gấp.

Dự thảo văn bản hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhập khẩu ôtô chở người, chưa qua sử dụng, loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống đã ký hợp đồng và thanh toán trả trước một phần hay toàn bộ hợp đồng trước Thông tư 20/2011/TT-BTC(ngày 12/5/2011). Sau khoảng thời gian dài bị vướng do không có hướng dẫn, những lô hàng trên đều bị ách lại. Các doanh nghiệp phải đương đầu với hàng loạt khó khăn, tổn thất và thách thức rất lớn.

Sắp được tháo gỡ, hầu hết chờ đợi đón nhận văn bản và hy vọng văn bản này sẽ giải quyết các vấn đề tồn đọng với đối tác nước ngoài một cách trọn vẹn.

Dự thảo yêu cầu các doanh nghiệp được miễn Thông tư 20 phải xuất trình chứng từ thanh toán của ngân hàng thương mại tại thời điểm trước khi Thông tư 20 có hiệu lực và có dấu xác nhận của ngân hàng. Số lượng xe nhập khẩu có giá trị tương ứng với số tiền đã thanh toán, dựa trên hợp đồng.

Loại giấy thứ hai cần xuất trình là xác nhận của đối tác nước ngoài gửi cho người mua, nhà nhập khẩu ôtô ViệtNam, thể hiện rõ đã nhận tiền trước ngày 12/5/2011, số lượng xe chưa giao theo chứng từ đã thanh toán và theo hợp đồng. Đối tác phải xác nhận đã từ chối hoàn lại tiền cho nhà nhập khẩu ViệtNam, dù tiền mua đã chuyển nhưng hàng chưa giao. Số hàng phải đúng chủng loại, số lượng đã ký trong hợp đồng mới được thông quan.

Tất cả những quy định trên nếu không ràng buộc về thời gian sẽ nhận được sự đồng tình của doanh nghiệp nhập khẩu nếu như không có yêu cầu tất cả các lô xe phải về cảng ViệtNam3 tháng sau khi văn bản hướng dẫn có hiệu lực.

Đại diện một doanh nghiệp nhập khẩu lớn tại Hà Nội cho rằng thời hạn để hoàn thành các lô hàng trong 3 tháng là không thể thực hiện. 

"Hiện tại thị trường ôtô đang ế ẩm do dòng vốn lưu chuyển hạn hẹp, lượng hàng tồn kho lớn và quan trọng hơn là cả một quãng thời gian dài doanh nghiệp đã đánh mất thị trường. Chúng tôi không thể sắp xếp trong thời gian giao nhận hàng bất hợp lý như vậy bởi đối tác còn phải chuẩn bị kế hoạch sản xuất, giao hàng theo điều khoản các bên đã cam kết.

Nếu dự thảo được thông qua, đối tác hoàn toàn bị động và hợp đồng không thể thực hiện, một lần nữa chúng tôi lại vi phạm hợp đồng và hoàn toàn không còn con đường giao thương với các bạn hàng vì đã đánh mất uy tín. Tồn tại được đến giờ này, sau Thông tư 20, đã là quá sức rồi ", ông nói.

Theo các doanh nghiệp, một số hợp đồng ký với số lượng hàng nhỏ, giao hàng một lần nhưng cũng có những hợp đồng ký với số lượng lớn, giao hàng từng phần, thời gian giao hàng không phải 3 đến 6 tháng mà giao hàng theo năm thì không thể đưa hàng về trong vòng 3 tháng như dự thảo. Chính vì vậy việc gia hạn thời gian dù là bao lâu cũng gây áp lực đối với doanh nghiệp so với tình hình khó khăn hiện nay.

Theo đánh giá của một chuyên gia trong ngành ôtô, thời hạn 3 tháng mà dự thảo đưa ra mang tính phổ quát nhằm kiểm soát quá trình thực hiện. Thế nhưng kinh doanh xe nhập khẩu có nhiều đặc thù, vì thế Bộ phải cân nhắc trên thực tế để có giải pháp hài hòa nhất.

"Các doanh nghiệp nên đề xuất với Bộ theo thực tế của mình để tránh bị rơi vào tình thế mở cửa trước nhưng lại bị đóng cửa sau. Đây mới chỉ là dự thảo nên các cơ quan chức năng còn phải điều chỉnh", vị chuyên gia cho biết.

Không đồng tình với thời hạn đưa ra trong dự thảo, đại diện một doanh nghiệp tại TP HCM cho rằng đã tháo gỡ thì phải tháo gỡ hoàn toàn. Những quy định về chủng loại, số lượng xe đã rất rõ ràng, không ai có thể làm trái. Thời gian nhập hàng theo điều khoản trong hợp đồng mà các bên đã ký kết phải trừ đi khoảng thời gian ngắt quãng không được nhập khẩu theo Thông tư 20.

Chính vì vậy, dự thảo 3 tháng phải đưa các lô hàng đã thanh toán về cảng chẳng khác nào đẩy doanh nghiệp dẫn tới sự đỗ vỡ và có thể phá sản trước tình hình như hiện nay.

Theo Mai Thương

VnExpress


lienph

Trở lên trên