MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhiều nước gỡ bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt

12-03-2014 - 16:08 PM |

Một câu hỏi đặt ra là, tại sao một loại đồ uống rất thông dụng từ cả trăm năm ngay, giá cả không đắt đỏ, lại được một số quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt?

Trong khi nhiều quốc gia đang phải dỡ bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt thì tại Việt Nam, loại đồ uống phổ biến này đang được cân  nhắc để đưa vào diện áp loại thuế này - băn khoăn của ông Lê Bá Cơ, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam.

Nhiều quốc gia bác bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước giải khát

Chia sẻ với báo chí gần đây, ông Lê Bá Cơ nói, có nhiều quốc gia vẫn đang cân nhắc việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt có ga. Nhưng sau khi nghiên cứu, không ít nước đã từ bỏ loại thuế này.

Ví dụ gần đây nhất là Bỉ và Indonesia, hai nước này mới đây đã quyết định không áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát không cồn, sau nhiều tháng nghiên cứu mức độ ảnh hưởng về kinh tế, xã hội và y tế của chính sách trên.

Còn ở Indonesia, dự thảo về chính sách áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt có ga đã không được nhiều giới ủng hộ. Các chuyên gia khoa học, doanh nghiệp và người tiêu dùng cho rằng, lập luận của cơ quan soạn thảo về tính hợp lý của việc kê khai nước giải khát có ga vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được cho là mập mờ. 

Lập luận này cũng thiếu cơ sở khoa học chứng minh tác động tiêu cực của thứ đồ uống này đến sức khỏe con người. Indonesia đã đi tới quyết định bác bỏ đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước giải khát, ông Cơ nói.

Thất bại và thụt lùi

Một câu hỏi đặt ra là, tại sao một loại đồ uống rất thông dụng từ cả trăm năm ngay, giá cả không đắt đỏ, lại được một số quốc gia áp thuế tiêu thụ đặc biệt? Hầu hết, các câu trả lời đều liên quan đến mối nghi ngại, nước ngọt có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dùng.

Tuy nhiên, có một thực tế là, nhiều quốc gia phát triển sau cả chục năm đánh sắc thuế này cho nước ngọt thì giờ đây, đang phải điều chỉnh lại. 

Theo vị Phó tổng thư ký Hiệp hội Bia rượu nước giải khát Việt Nam, Pháp, Đan Mạch là một ví dụ điển hình. 

Đất nước này đã có khoảng 2 hai năm áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước giải khát không ga. Sau đó, nhiều ý kiến cho rằng, mục đích nâng cao sức khỏe cộng đồng từ chính sách này là không rõ ràng. Loại đường có trong các loại đồ uống có ga từng được nghi ngại sẽ không tốt cho cơ thể người uống, song, một nghiên cứu khác lại cho biết, so với các loại đồ uống khác thì lượng đường này nhỏ hơn nhiều. 

Ví dụ, đồ uống đóng hộp có hàm lượng 30g/250g, nước cam chứa khoảng 28g/250g nhưng nước giải khát có ga không cồn chỉ chứa 27g/250g. 

Khi bị đánh thuế, nước giải khát không cồn có ga buộc phải tăng giá bán lẻ. Hậu quả là ở Pháp, người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các sản phẩm tương tự thay thế và những sản phẩm này còn chứa hàm lượng đường cao hơn.

Đan Mạch hiện nay đã nằm trong lộ trình xóa bỏ chính sách thuế tương tự này. Mức thuế tiêu thụ đặc biệt trên nước giải khát tại quốc gia này đã giảm xuống còn một nửa từ tháng 7/2013, và sẽ được miễn hoàn toàn kể từ đầu năm 2014. Theo Chính phủ Đan Mạch, phần thâm hụt ngân sách sau khi dỡ bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước giải khát có ga sẽ được bù đắp bởi phần doanh thu vốn bị mất đi hàng năm từ việc người dân mua các mặt hàng này từ các nước láng giềng. 

Ông Niels Hald, Tổng thư ký Hiệp hội Nước giải khát Đan Mạch, Briggeriforeningen, phát biểu: “Động thái này cho thấy chính phủ Đan Mạch đã nhận thức được bản chất thụt lùi của loại thuế này, tác động tiêu cực của nó tới cơ hội việc làm tại các địa phương gần biên giới, và hậu quả môi trường bất lợi của thương mại xuyên biên giới.”.

Trước đó, năm 1992, Cộng hòa Ireland cũng gỡ bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước giải khát có ga sau hàng chục năm áp dụng. Nghiên cứu năm 2003 của Bahl, Bird và Walker trên Tạp chí Tài chính Công (Public Finance Review) chỉ ra rằng, mặc dù hụt thu từ nguồn thuế song, chính của nước này hi vọng có thể tăng thu ngân sách đáng kể từ thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập doanh nghiệp, khoản tiết kiệm chi phí quản lý thuế, cùng với những lợi ích rộng lớn khác khi tăng tỉ lệ việc làm… của ngành công nghiệp nước giải khát. 

Hiện nay, ngành công nghiệp nước giải khát ở Việt Nam đang  phải đối mặt với những thách thức tương tự nếu áp dụng thuế TTĐB với nước ngọt có ga.

Theo Phạm Huyền

khanhnt

Vietnamnet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên