“Chỉ cần dạo một vòng quanh nhiều tuyến phố ở Hà Nội hoặc TP.HCM có
thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều ô tô, xe máy “đeo” biển số đẹp. Những
chiếc xe này đa phần đều đắt tiền và chủ sở hữu chúng cũng thuộc dạng
“chịu chơi” nên chắc chắn không tiếc tiền để có một biển số theo mong
muốn”, ông Hải nói. Trong khi đó việc cấp biển số theo cách bấm số ngẫu
nhiên trên máy vi tính trước đây hay cấp theo số thứ tự trên hồ sơ như
hiện nay vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Trong khi ngân sách nhà nước
không thu thêm được một khoản tiền nào thì biển số đẹp, độc vẫn liên
tục được “đeo” lên những chiếc xe máy, ô tô đắt tiền.
Theo ông Trần Thế Quân, Vụ phó Vụ Pháp chế (Bộ Công an), cho rằng
quản lý nhà nước trên bất kỳ lĩnh vực nào nói chung và lĩnh vực cấp biển
số xe máy nói riêng cũng phải dựa trên nguyên tắc công khai, minh bạch
để tránh xảy ra những tiêu cực. Việc này không chỉ giúp ngân sách các
địa phương có thêm một khoản tiền không nhỏ mà còn ngăn chặn tình trạng
chạy chọt để có biển số đẹp, theo ý muốn cá nhân.
Thượng tá Nguyễn Kim Hải cho biết quan điểm của Bộ Công an là không
coi biển số xe là tài sản cá nhân và không được phép mua đi, bán lại hay
tháo dời khỏi chiếc xe đã đăng ký. Biển số thế nào được coi là đẹp hiện
nay vẫn chưa có quy định cụ thể mà chủ yếu dựa trên quan niệm tâm linh
của người dân, giới kinh doanh. “Khi xây dựng quy định chúng tôi sẽ đưa
ra những tiêu chí xác định thế nào là biển đẹp và liệt kê danh sách
những biển số đẹp. Sau đó chúng tôi sẽ đề xuất với Bộ Tài chính mức tiền
cụ thể cho các loại biển số này. Sẽ có những loại biển lên tới vài chục
triệu đồng nhưng cũng có biển chỉ vài triệu đồng”, ông Hải nói.
Khi
có quy định chúng tôi sẽ lập tức yêu cầu CSGT các địa phương giữ lại
biển số đẹp. Việc này thực hiện càng sớm càng tránh thất thoát một số
lượng biển đẹp không nhỏ Thượng tá Nguyễn Kim Hải (C67 - Bộ Công An)
|
“Việc bán biển số sẽ dễ dàng và dễ quản lý hơn hẳn việc đấu giá biển
số. Khi có quy định chúng tôi sẽ lập tức yêu cầu CSGT các địa phương giữ
lại biển số đẹp. Việc này thực hiện càng sớm càng tránh thất thoát một
số lượng biển đẹp không nhỏ”, ông Hải bày tỏ.
Số tiền thu được từ việc bán biển số xe đẹp sẽ được nộp công quỹ. Khi
chiếc xe bị hư hỏng không thể tiếp tục lưu hành hoặc hết niên hạn sử
dụng, biển số đẹp sẽ được CSGT thu lại để tiếp tục bán cho những người
có nhu cầu. “Việc quy định khung giá cho các loại biển số đẹp cũng sẽ có
cơ chế điều chỉnh hết sức linh hoạt, mỗi giai đoạn giá tiền các loại
biển sẽ phải khác nhau. Biển số đẹp do Hà Nội, TP.HCM cấp chắc chắn mức
giá phải cao hơn nhiều so với các tỉnh, thành phố khác”, ông Hải cho
biết.
Còn nhiều ý kiến
Năm 2008, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức việc thực hiện
định giá, đấu giá biển số đẹp để gây Quỹ vì người nghèo và Quỹ bảo trợ
bà mẹ, trẻ em của tỉnh này. Qua hai phiên đấu giá, số tiền mà cơ quan
này thu được lên tới vài tỉ đồng. Việc làm của Công an tỉnh Nghệ An sau
đó đã bị “tuýt còi” bởi những ý kiến khác nhau. Đến năm 2009 Thủ tướng
Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp và Bộ Công an phối hợp xây
dựng một thông tư liên tịch hướng dẫn về việc đấu giá biển số đẹp. Cơ
quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tài chính đã đưa ra dự thảo thông tư quy
định khá chi tiết.
Tuy nhiên suốt năm 2010 và sang cả năm 2011 dự thảo được
rất nhiều người quan tâm này đã không thể đưa ra lấy ý kiến dư luận rộng
rãi, bởi 3 cơ quan tham gia xây dựng có những quan điểm rất khác nhau
về điểm mấu chốt: biển số có được coi là tài sản cá nhân và người sở hữu
nó có được giữ lại, cho, bán hay không. Hơn nữa, Nghị định 17/2010 về
đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp xây dựng thay thế Nghị định 05/2005 đã
không đưa nội dung biển số xe là tài sản được phép đấu giá... “Trước
những khó khăn, vướng mắc khó giải quyết đó, Bộ Tài chính đã xin ý kiến
các cơ quan liên quan trước khi có văn bản chính thức gửi Thủ tướng
Chính phủ xin dừng việc xây dựng thông tư về đấu giá biển số xe đẹp”,
thượng tá Nguyễn Kim Hải cho biết.
|
Theo Thái Sơn - Thế Văn
Thanh niên