MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hí hoạ: Nhà mạng làm liều, nhiều người mất tiền oan!

Dường như do sức ép về doanh thu, lợi nhuận nên nhiều nhà mạng đang làm "liều" bằng cách "cưỡng ép" khách hàng sử dụng những dịch vụ mà họ không hề mong muốn!

Khách hàng ở Việt Nam thường xuyên bị nhà mạng “móc túi”

Khách hàng ở Việt Nam thường xuyên bị nhà mạng “móc túi”

Bằng cách nhắn tin mời chào dùng thử dịch vụ mới

Bằng cách nhắn tin mời chào dùng thử dịch vụ mới

Sau thời gian dùng thử nếu khách hàng quên huỷ, hệ thống sẽ mặc nhiên trừ tiền của khách cho những chu kỳ tiếp theo.

Sau thời gian dùng thử nếu khách hàng quên huỷ, hệ thống sẽ mặc nhiên trừ tiền của khách cho những chu kỳ tiếp theo.

Đại đa số đều quên vì nội dung tự huỷ thường có cỡ chữ rất nhỏ so với nội dung quảng cáo, khó quan sát và cũng chỉ chỉ hiện thị ở tin nhắn đầu tiên.

Đại đa số đều quên vì nội dung tự huỷ thường có cỡ chữ rất nhỏ so với nội dung quảng cáo, khó quan sát và cũng chỉ chỉ hiện thị ở tin nhắn đầu tiên.

Đấy chính là lý do “một ngày đẹp trời” khách hàng hốt hoảng khi tiền thấy trong điện thoại “không cánh mà bay”. Hàng loạt nhà mạng như Viettel, Mobifone, Vinaphone đã bị tố móc túi người dùng.

Đấy chính là lý do “một ngày đẹp trời” khách hàng hốt hoảng khi tiền thấy trong điện thoại “không cánh mà bay”. Hàng loạt nhà mạng như Viettel, Mobifone, Vinaphone đã bị "tố" móc túi người dùng.

Nguyên nhân của hành vi này theo các chuyên gia là bởi các nhà mạng không tìm ra giải pháp tăng trưởng doanh thu khi thị trường viễn thông đã bão hoà, thêm vào đó là sự lên ngôi của Facebook, Zalo, Viber…

Nguyên nhân của hành vi này theo các chuyên gia là bởi các nhà mạng không tìm ra giải pháp tăng trưởng doanh thu khi thị trường viễn thông đã bão hoà, thêm vào đó là sự lên ngôi của Facebook, Zalo, Viber…

Một số nhà mạng vẫn giải thích là do khách hàng nhấn nhầm vào đường link này kia, hay dịch vụ cung ứng cho khách hàng luôn được thông báo, nếu khách không gửi tin nhắn huỷ thì coi như một hợp đồng cung cấp dịch vụ đã được ký kết. Nhưng cách giải thích này rõ ràng không thể chấp nhận được. Khách hàng cần sự vào cuộc của bên thứ 3 để làm trọng tài phân xử.

Một số nhà mạng vẫn giải thích là do khách hàng nhấn nhầm vào đường link này kia, hay dịch vụ cung ứng cho khách hàng luôn được thông báo, nếu khách không gửi tin nhắn huỷ thì coi như một hợp đồng cung cấp dịch vụ đã được ký kết. Nhưng cách giải thích này rõ ràng không thể chấp nhận được. Khách hàng cần sự vào cuộc của bên thứ 3 để làm trọng tài phân xử.

Tuy nhiên, trong lúc chờ các cơ quan chức năng xử lý hiện tượng trên, người tiêu dùng có thể kiểm tra mình có bị “cưỡng ép” dùng dịch vụ gia tăng hay không bằng cách: - Nhắn KT gửi 994 nếu dùng Mobifone - TK gửi 123 nếu dùng Vinaphone - TC gửi 1228 nếu dùng Viettel.

Tuy nhiên, trong lúc chờ các cơ quan chức năng xử lý hiện tượng trên, người tiêu dùng có thể kiểm tra mình có bị “cưỡng ép” dùng dịch vụ gia tăng hay không bằng cách: - Nhắn KT gửi 994 nếu dùng Mobifone - TK gửi 123 nếu dùng Vinaphone - TC gửi 1228 nếu dùng Viettel.

Đình Phương - 7pm

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên