MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân: “Muốn giữ vững vị thế hàng đầu, từng giáo viên của trường phải là đầu tàu của sự thay đổi!”

GS.TS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường đại học Kinh tế Quốc dân (KTQD) đã có những chia sẻ trước những thách thức đang đặt ra với ngôi trường kinh tế 61 năm tuổi.“Thay đổi hay tụt hậu”, ông nhấn mạnh. Bởi lẽ, mốc 60 năm đã đi qua, Đại học KTQD đang đứng trước một giai đoạn mới với những cơ hội và thử thách mới.

GS.TS Trần Thọ Đạt
GS.TS Trần Thọ Đạt
Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Hiệu trưởng ĐH Kinh tế Quốc dân
42 bài viết
Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân: “Muốn giữ vững vị thế hàng đầu, từng giáo viên của trường phải là đầu tàu của sự thay đổi!” - Ảnh 1.

Thưa Giáo sư, nhìn lại lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển trường, 40 năm đào tạo sau đại học, những thành tựu nào là niềm tự hào của thầy và trò trường KTQD?

Trường KTQD là đại học kinh tế đầu tiên của Việt Nam, được thành lập cách đây 61 năm. Nơi đây cũng đồng thời là trường thuộc khối kinh tế đầu tiên của cả nước được Thủ tướng giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có trình độ cao.

Sau 40 năm, đào tạo sau đại học của trường đã có những thay đổi mạnh mẽ. Từ xuất phát điểm chỉ có một số ít chuyên ngành đào tạo ban đầu, đến nay trường đã có 26 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và 37chuyên ngành đào tạo thạc sĩ, bao phủ lên hầu hết các ngành và các lĩnh vực của nền kinh tế.

Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân: “Muốn giữ vững vị thế hàng đầu, từng giáo viên của trường phải là đầu tàu của sự thay đổi!” - Ảnh 2.

Nhiều tiến sĩ, thạc sĩ tốt nghiệp từ trường đã trở thành những nhà nghiên cứu và quản lý, tham gia vào các hoạt động quản lý, chuyên môn từ nhà nước đến các tập đoàn doanh nghiệp lớn. Ngoài đào tạo trong nước, trường cũng đào tạo cho hàng trăm học viên thạc sĩ và nghiên cứu sinh đến từ Lào, Campuchia. Nhiều người trong số đó đã và đang nắm giữ nhiều vị trí quan trọng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng các Bộ: Giao thông Công chính, Bưu chính và Truyền thông, Năng lượng và Khoáng sản… của nước CHDCND Lào, Bộ trưởng Bộ Du lịch của Vương quốc Campuchia….

Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân: “Muốn giữ vững vị thế hàng đầu, từng giáo viên của trường phải là đầu tàu của sự thay đổi!” - Ảnh 3.

Vào dịp ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, trường đã có thêm 4 Nhà giáo vừa được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân và 10 Nhà giáo vừa được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú.

Bên cạnh đó, tòa nhà Trung tâm đào tạo – một công trình lớn nhất từ trước đến nay trong lịch sử phát triển của trường, thuộc tầm cỡ hiện đại và đồng bộ nhất trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, sau nhiều năm tháng mong chờ, đã chính thức đưa vào sử dụng các khối nhà chính.

Thành công càng lớn thì thách thức đạt ra lại càng cao. Theo ông, đâu là những khó khăn mà những đại học top đầu như KTQD đang phải đối mặt?

Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân: “Muốn giữ vững vị thế hàng đầu, từng giáo viên của trường phải là đầu tàu của sự thay đổi!” - Ảnh 4.

Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, đặc biệt là dưới tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, các mô hình kinh doanh mới tại một nước đang trên đà phát triển như Việt Nam đã và đang tạo ra sức ép lớn và đặt Trường KTQD trước nguy cơ tụt hậu so với chính mình nếu không thay đổi. Điều này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với những đại học đang giữ vị trí đi đầu, dẵn dắt một số ngành, một số lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu về kinh tế như Trường KTQD.

Trong một xã hội Việt Nam năng động và trẻ tuổi với khát vọng vươn tới phồn thịnh dựa trên nền tảng tri thức, không thay đổi hoặc thay đổi chậm sẽ đồng nghĩa với tụt hậu. Lịch sử hơn 60 năm phát triển và 40 năm đào tạo sau đại học cùng một vị thế hàng đầu là một tài sản quan trọng mà Đại học KTQD đã đạt được. Tuy nhiên, tương lai phát triển của trường không chỉ phụ thuộc vào thành tích vẻ vang của quá khứ mà quan trong hơn là phải dựa vào động lực phát triển hiện tại và tương lai.

Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân: “Muốn giữ vững vị thế hàng đầu, từng giáo viên của trường phải là đầu tàu của sự thay đổi!” - Ảnh 5.

Vậy thách thức này sẽ được giải quyết như thế nào trong thời gian tới?

Đại học KTQD phải đặt ra những mục tiêu phát triển cụ thể cho chính mình, cũng như cần năng động và nhạy bén trong việc lựa chọn những hướng đi ưu tiên phù hợp với xu thế phát triển của thời đại trong các hoạt động chuyên môn, trước hết là đào tạo sau đại học.

Nhà trường cần có bước đi cần thiết để đổi mới, hướng đến một mô hình tiên phong về quản lý đại học và sau đại học hiện đại, mô hình một trường đại học công lập với mục tiêu "kép" là đào tạo, chuyển giao tri thức được tích hợp với mục tiêu phát triển và sáng tạo tri thức khoa học.Từ đó hướng tới tạo ra một giá trị cộng hưởng thiết thực và hiệu quả hơn cho xã hội với tư cách là một trường đại học hàng đầu, lấy đào tạo sau đại học làm trọng tâm…

Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân: “Muốn giữ vững vị thế hàng đầu, từng giáo viên của trường phải là đầu tàu của sự thay đổi!” - Ảnh 6.

Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân: “Muốn giữ vững vị thế hàng đầu, từng giáo viên của trường phải là đầu tàu của sự thay đổi!” - Ảnh 7.

Những giá trị ấy trước hết cần được kết tinh trong các công trình nghiên cứu, trong các luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ của Trường và hướng tới các công bố quốc tế, từ đó cải thiện vị trí xếp hạng của Trường.

Trong thời gian gần đây, sự chuyển mình mạnh mẽ của Trường đại học KTQD theo định hướng nghiên cứu, đẩy mạnh tương tác và tích hợp các giá trị hàn lâm học thuật với các giá trị kinh tế, sự năng động trong liên kết đào tạo với nước ngoài và ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ là những bằng chứng cho thấy hình ảnh bước đầu của một trường đại học đang khát khao vươn tới chất lượng, một trường đại học đang nỗ lực tự chủ về thực chất, luôn năng động và đi đầu trong việc góp phần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo của nước nhà, đang trong quá trình quốc tế hóa mạnh mẽ.


Vượt qua mốc 60 năm tồn tại và phát triển, Trường Đại học KTQD đang bước sang một giai đoạn mới với những cơ hội và thử thách mới. Để vững bước trên con đường mới, để duy trì, phát triển và nâng lên tầm cao mới những thành quả, giá trị truyền thống của các thế hệ trước đây, mỗi thành viên của trường cần có khát khao và quyết tâm đổi mới.

Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân: “Muốn giữ vững vị thế hàng đầu, từng giáo viên của trường phải là đầu tàu của sự thay đổi!” - Ảnh 8.

Theo Giáo sư, đâu là nhân tố quyết định trong công cuộc thay đổi này?

Nhân tố mang tính quyết định để Nhà trường thực sự vững bước trên quỹ đạo phát triển mới chính là yếu tố con người. Thời điểm mang tính bước ngoặt hiện nay chính là cơ hội vàng để mỗi thành viên của Trường KTQD tự thay đổi và vượt lên chính mình.

Với tải giảng dạy hiện nay, bình quân mỗi giảng viên chỉ lên lớp khoảng 10 tiết/1 tuần, đây là cơ cấu thời gian lý tưởng cho mỗi giảng viên thực hiện đầy đủ 2 nhiệm vụ cơ bản là giảng dạy và nghiên cứu.

Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân: “Muốn giữ vững vị thế hàng đầu, từng giáo viên của trường phải là đầu tàu của sự thay đổi!” - Ảnh 9.

Tôi mong muốn mỗi thầy, cô giáo của trường luôn mang theo mình lòng yêu nghề và niềm hăng say chia sẻ và truyền thụ kiến thức. Mỗi thầy, cô hãy thực sự trở thành một tấm gương về đạo đức, nhân cách và lối sống, là tấm gương về tinh thần tự học và nghiên cứu sáng tạo, là người đi đầu trong nắm bắt các xu hướng phát triển kinh tế hiện nay như kinh tế số, kinh tế Internet, mô hình doanh bền vững, doanh nhân xã hội của thế kỷ 21,… để đổi mới nội dung chương trình đào tạo. Bởi muốn giữ vững vị thế hàng đầu, từng giáo viên của trường phải là đầu tàu của sự thay đổi.

Cụ thể, trong năm nay, tôi hi vọng các thầy cô triển khai có hiệu quả các chủ trương đổi mới của trường như áp dụng Office 365, TurnItin và blended learning trong quản lý và đánh giá người học, khai thác có hiệu quả nguồn cơ sở dữ liệu điện tử của Thư viện của Nhà trường.

Đối với các viên chức và người lao động trong trường, tôi mong họ thực sự trở thành các điển hình về tinh thần phục vụ với nhiều sáng kiến, sáng tạo cụ thể và thiết thực trong quản lý với phương châm lấy người học là trung tâm của quá trình đào tạo.

Nhà trường cần truyền cảm hứng cho học viên, sinh viên triết lý của giáo dục khai phóng, hãy nghiêm khắc, công bằng và khách quan trong đánh giá, hãy luôn đặt ra những đỉnh cao tri thức mà học viên, sinh viên luôn phải nỗ lực và có phương pháp khoa học trong quá trình khám phá, hãy tạo lập môi trường nuôi dưỡng và phát huy các tiềm năng, chắp cánh cho những ước mơ, để sinh viên và học viên có niềm tin và động lực phấn đấu đạt được mơ ước cao đẹp của mình trong học tập.

Nam Dương
Kiên Trần
7 pm
Theo Trí Thức Trẻ20/11/2017


Nam Dương

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên