MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Hình ảnh công tác chuẩn bị lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ở quê nhà

17-03-2018 - 17:06 PM | Xã hội

Lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải được cử hành tại tư gia ở huyện Củ Chi (TP HCM). Rất đông bà con, hàng xóm đến viếng, chia buồn cùng gia quyến thủ tướng Phan Văn Khải.

Hình ảnh công tác chuẩn bị lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ở quê nhà - Ảnh 1.

Ngay từ sáng sớm, nhiều người dân đã đến tư gia nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải để thắp hương, kính viếng.

Hình ảnh công tác chuẩn bị lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ở quê nhà - Ảnh 2.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng có mặt từ rất sớm.

Hình ảnh công tác chuẩn bị lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ở quê nhà - Ảnh 3.

Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cùng Phó bí thư Thành ủy TP HCM Tất Thành Cang, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Đua cũng đến rất sớm.

Hình ảnh công tác chuẩn bị lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ở quê nhà - Ảnh 4.
Hình ảnh công tác chuẩn bị lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ở quê nhà - Ảnh 5.

Công tác chuẩn bị gấp rút, trang nghiêm.

Hình ảnh công tác chuẩn bị lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ở quê nhà - Ảnh 6.

Di ảnh nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.

Hình ảnh công tác chuẩn bị lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ở quê nhà - Ảnh 7.
Hình ảnh công tác chuẩn bị lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ở quê nhà - Ảnh 8.
Hình ảnh công tác chuẩn bị lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ở quê nhà - Ảnh 9.

Người thân, hàng xóm đến thắp hương cho nguyên Thủ tướng.

Hình ảnh công tác chuẩn bị lễ tang nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải ở quê nhà - Ảnh 10.

Một người dân xúc động trước linh cữu nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.

Theo tin từ Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung Ương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã từ trần vào hồi 1h30 phút ngày 17/3/2018 tại quê nhà huyện Củ Chi, TP.HCM.

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sinh ngày 25/12/1933, ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM. Ông tham gia phong trào cách mạng từ năm 1947, vào Đảng năm 26 tuổi.

Ông từng làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Phó Thủ tướng.

Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 10 vào tháng 9/1997, ông được bầu làm Thủ tướng. Tháng 7/2002, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá 11, ông được bầu lại làm Thủ tướng.

Trong gần hai nhiệm kỳ của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải , những luật căn bản trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới và mở cửa được xây dựng.

Chính phủ nhiệm kỳ Thủ tướng Phan Văn Khải được đánh dấu bằng việc ban hành Luật Doanh nghiệp, đồng thời bãi bỏ hàng trăm loại "giấy phép mẹ", "giấy phép con", trải qua nhiều vòng đàm phán gay go trong tiến trình Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế tăng trưởng ổn định...

Là lãnh đạo cấp cao đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ kể từ năm 1975, Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó đã hội kiến với Tổng thống George W. Bush.

Chuyến thăm đánh dấu 10 năm bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, đồng thời mở ra hơn một thập kỷ tiếp theo hai quốc gia ngày càng lại gần nhau hơn trên mọi lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, văn hoá, giáo dục, giao lưu nhân dân, đặc biệt là việc thiết lập quan hệ đối tác toàn diện ngày 25/7/2013.

Đến tháng 6/2006, ông Phan Văn Khải xin từ nhiệm trước khi kết thúc nhiệm kỳ 1 năm.

Trong bài phát biểu từ nhiệm, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải chia sẻ: "Tôi hết sức day dứt trước tệ quan liêu, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, đục khoét của công.

Về những vụ đục khoét của công đã phát hiện thời gian gần đây, cùng với trách nhiệm trực tiếp của chủ đầu tư, còn có khuyết điểm và trách nhiệm của Chính phủ và của cá nhân tôi là người đứng đầu.

Với chức trách được giao mà không ngăn chặn, phát hiện sớm những vụ nghiêm trọng, kéo dài, tôi xin nhận lỗi, nhận trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng và Quốc hội.

Tôi mong đồng chí kế nhiệm sẽ rút ra được bài học từ những cái được và những cái yếu kém của tôi. Tôi cũng xin phép Quốc hội cho tôi được nghỉ trong thời gian sắp tới".

Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng (năm 2014) để ghi nhận những cống hiến của ông trong sự nghiệp cách mạng.

Theo Viết Dũng

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên