Hồ Baikal của Nga đang bị biến thành một tỉnh của Trung Quốc?
Đơn kiến nghị trực tuyến đã được nhiều tờ báo dẫn lại bao gồm cả tờ Moskovsky Komsomolets của chính phủ Nga.
- 05-01-2018Báo Trung Quốc gọi Bitcoin là bong bóng đầu cơ
- 02-01-2018Lạnh nhạt với phương Tây, Nga tăng gấp đôi lượng dầu bán cho Trung Quốc
- 26-12-2017Blockchain không phải chuyện đùa: Nga đã cho phép triển khai công nghệ này ở cấp Chính phủ
FT đưa tin, hàng loạt tờ báo Nga đã cho đăng tải bản kiến nghị thăm dò dư luận về thị trấn Listvyanka. Nhiều bài báo còn dùng từ Trung Quốc đang “xâm lược”, “chinh phục” và “kìm kẹp” khu vực này.
Thậm chí, một đơn kiến nghị trực tuyến đã nhận được 55.000 chữ ký cho rằng, Bắc Kinh đang cố tình biến thị trấn Listvyanka, khu vực sinh sống của 2.000 dân, thành "một tỉnh của Trung Quốc" đồng thời yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cấm bán đất đai ở khu vực này cho các nhà thầu Trung Quốc.
Đơn kiến nghị trực tuyến đã được nhiều tờ báo dẫn lại bao gồm cả tờ Moskovsky Komsomolets của chính phủ Nga.
“Người dân đang vô cùng hoang mang. Chính quyền thì không hành động, nếu tình hình không thay đổi, chúng ta sẽ tiếp tục mất khu vực trọng yếu. Chúng ta đang thả dê trong sân vườn”, đơn kiến nghị đăng trên trang web Change.org do bà Yulia Ivanets sinh sống tại thị trấn Angarsk đăng tải viết.
Thông tin trên được công bố khiến dư luận Nga không khỏi hoang mang khi mà ngày càng nhiều khu vực đông dân cư và trù phuú đứng trước nguy cơ rơi vào tay các nhà đầu tư Trung Quốc.
Điều đáng nói là tâm lý căng thẳng trong dư luận địa phương tại Nga có nguy cơ phá vỡ các nỗ lực ngoại giao của hai nhà lãnh đạo Nga – Trung cũng như ngăn cản tham vọng Nga – Trung thiết lập liên minh.
Trong chuyến thăm tới Moscow hồi tháng 12/2017, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị từng nhấn mạnh Nga – Trung hiện là “đối tác chiến lược toàn diện”.
Về phần mình, Nga hiện rất cần các khoản đầu tư của Trung Quốc để vực dậy nền kinh tế quốc gia vốn chịu tác động không nhỏ từ lệnh cấm vận của phương Tây sau khi Moscow quyết định sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine vào năm 2014.
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang chú trọng đầu tư vào Nga và nhiều quốc gia Á – Âu khác nhằm hiện thực hóa chiến lược “Vành đai và con đường” để thiết lập mạng lưới cơ sở hạ tầng khắp khu vực.
Song ở cấp địa phương, sự bất tín và bất đồng văn hóa đang đe dọa những nỗ lực ngoại giao thận trọng của giới lãnh đạo cấp cao Nga – Trung.
Cụ thể, ông Viktor Sin’kov, người đứng đầu ban pháp lý của chính quyền thị trấn Listvyanka cho hay, các dự án phát triển hạ tầng của Trung Quốc tại khu vực này đang không được lòng dân địa phương.
“Mọi người lo sợ Trung Quốc sẽ mua mọi thứ ở đây. Họ đã xây các khách sạn lớn. Họ phá hủy và thay đổi toàn bộ khung cảnh. Trung Quốc đầu tư ở mọi nơi”, ông Sin’kov chia sẻ.
Theo bản kiến nghị được bà Ivanets đăng tải, 10% khu vực bất động sản của thị trấn Listvyanka đã nằm trong tay các nhà đầu tư Trung Quốc.
Còn theo ông Sin’kov, các công ty lữ hành Trung Quốc đã nói với du khách rằng hồ Baikal, hồ nước ngọt sâu nhất trên thế giới, là một phần của Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường và nhà Hán.
Ngay cả các trang web du lịch của Trung Quốc cũng viết hồ Baikal là một phần của Trung Quốc. Cụ thể, công ty lữ hành Trung Quốc mang tên Cassia đã đăng quảng cáo về hồ Baikal như sau: “Khu vực này từng được gọi là Biển Bắc dưới triều nhà Hán và là một phần lãnh thổ lịch sử lâu đời của Trung Quốc”.