MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

IPO với mức định giá hơn 2 tỷ USD nhưng kế hoạch lợi nhuận suy giảm, Lọc dầu Dung Quất có gì hấp dẫn?

18-12-2017 - 10:28 AM | Doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh suy giảm cùng với rủi ro huy động một nguồn vốn lớn tài trợ cho dự án mở rộng sẽ là yếu tố mà các nhà đầu tư sẽ cân nhắc trước khi rót hầu bao mua cổ phần trong đợt IPO sắp tới.

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang thực hiện những bước cuối cùng trước khi thực hiện IPO dự kiến diễn ra đầu năm 2018. Đơn vị đang quản lý, vận hành Nhà máy Lọc dầu Dung Quất là DNNN lớn nhất từ trước đến nay khi thực hiện cổ phần hóa, vượt qua hàng loạt tên tuổi trước đó như Vietnam Airlines, Petrolimex, Sabeco, Vietcombank, Becamex IDC…

Theo phương án cổ phần hóa được phê duyệt, BSR có vốn điều lệ 31.000 tỷ đồng. Công ty sẽ bán đấu giá ra công chúng lượng cổ phần 242 triệu chiếm 7,79% vốn điều lệ với mức giá khởi điểm đấu giá là 14.600 đồng/cổ phần. Tại mức giá này, BSR được định giá khoảng 2 tỷ USD và sẽ tiến hành đưa cổ phiếu BSR lên sàn UpCom sau IPO theo đúng quy định.

Dự kiến BSR sẽ thu về 3.527 tỷ đồng từ đợt IPO lần này. Tiếp đến, BSR cũng sẽ bán hơn 1.5 triệu cổ phần, tương đương 49% vốn cho nhà đầu tư chiến lược, ước thu về thêm 22.181 tỷ đồng. Tổng số tiền thu được từ cổ phần hóa BSR dự kiến là 25.786 tỷ đồng sẽ được nộp về Quỹ Hỗ trợ và sắp xếp DNNN theo quy định.

BSR đang hoạt động ra sao?

Trước thềm IPO, BSR đã công bố bản công bố thông tin cho nhà đầu tư nắm bắt được tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình tài chính, kết quả và triển vọng kinh doanh của Công ty trước khi đăng ký mua cổ phần. Đơn vị tư vấn phát IPO lần này là Liên danh tư vấn CTCK Ngân Hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam(BSC) và CTCP Chứng khoán Dầu Khí (PSI).

BSR được thành lập trên cơ sở Quyết định số 1018/QĐ-DKVN 09/05/2008 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nhằm quản lý Dự án Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư. NMLD Dung Quất chính thức được khởi công vào ngày 28/11/2005 với tổng mức đầu tư là 2,5 tỉ USD, được phê duyệt điều chỉnh lên 3 tỷ USD vào năm 2009 có công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm, đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu cả nước. Ngày 22/02/2009, Nhà máy đã sản xuất ra dòng sản phẩm đầu tiên.

Sản phẩm chính chiếm đến 85% doanh số của BSR chủ yếu đến từ các sản phẩm truyền thống là DO và RON92, RON95. Từ năm 2015, doanh thu của hai sản phẩm xăng truyền thống là RON92 và RON95 đã chiếm đến 46% doanh thu, trở thành dòng sản phẩm có doanh thu lớn nhất của Công ty. Ngoài ra, Hạt nhựa PP tuy chỉ chiếm khoảng 4-5% doanh thu nhưng lại đóng góp trên 1.000 tỷ đồng vào lợi nhuận gộp hàng năm của Công ty. Năm 2016, dòng sản phẩm hạt nhựa PP đã đem lại đến trên 1.500 tỷ đồng, chiếm 24% lợi nhuận gộp.


BSR cho biết lợi nhuận năm 2014 sụt giảm là do các biến động về giá dầu thô dẫn tới giá trị trích lập hàng tồn kho tăng và giảm sản lượng sản xuất do tác động của thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần II (TA II) trong năm.

BSR cho biết lợi nhuận năm 2014 sụt giảm là do các biến động về giá dầu thô dẫn tới giá trị trích lập hàng tồn kho tăng và giảm sản lượng sản xuất do tác động của thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần II (TA II) trong năm.

Trong 9 tháng đầu năm 2017, doanh thu từ xăng nhiên liệu (bao gồm: RON92, RON95 và E5 RON92) đạt mức khoảng 24.841 tỷ đồng và doanh thu của sản phẩm DO là 19.536 tỷ đồng, sản phẩm PP đạt doanh thu khoảng 2.444 tỷ đồng. BSR cho biết, kết quả kinh doanh của Công ty có nhiều thuận lợi do cơ chế thu điều tiết “3-5-7” chính thức được bỏ hoàn toàn từ ngày 01/01/2017. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm 2017 của Công ty đạt 5.466 tỷ đồng, bằng 122% cả năm 2016 và gấp 4,73 lần cùng kỳ năm 2016.


Hiệu quả hoạt động của BSR có cải thiện trong năm 2017 nhờ một phần vào chính sách

Hiệu quả hoạt động của BSR có cải thiện trong năm 2017 nhờ một phần vào chính sách

Đến thời điểm cuối Quý III/2017, BSR cho biết công ty vẫn còn dư nợ vay dài hạn xấp xỉ 427 triệu USD, tương đương khoảng gần 10.000 tỷ đồng.

Kế hoạch kinh doanh suy giảm

Ngày 22 tháng 12 năm 2014, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ra quyết định số 9016/QĐ-DKVN chính thức phê duyệt Dự án Nâng cấp mở rộng (NCMR) NMLD Dung Quất. Theo đó, Dự án NCMR với tổng mức đầu tư 1,8 tỷ USD. Trong đó, cơ cấu vốn (vốn chủ sở hữu/vốn vay) được áp dụng là 30/70. Dự án này dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2021 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2022. Sau khi hoàn thành, công suất chế biến dầu thô của Nhà máy dự kiến sẽ đạt 8,5 triệu tấn/năm và chất lượng sản phẩm đầu ra đáp ứng tiêu chuẩn EURO V. Bên cạnh đó, mức độ linh động trong việc lựa chọn dầu thô đầu vào của Công ty sẽ được nâng cao, không còn phụ thuộc vào nguồn dầu thô từ mỏ Bạch Hổ đang dần tụt giảm về sản lượng.

BSR cho biết, đến hết tháng 11/2017, dự án NCMR cơ bản đã hoàn thành, diện tích 108,2 ha của Dự án về cơ bản đã có thể tiến hành thi công san lấp. Song song đó, công tác thiết kế tổng thể, lựa chọn công nghệ và nhà thầu EPC đang được BSR triển khai. Dù vậy, trước khi dự án chính thức đi vào hoạt động, BSR đã đưa ra kế hoạch kinh doanh không mấy tích cực so với hiện tại.


BSR đặt kế hoạch kinh doanh suy giảm

BSR đặt kế hoạch kinh doanh suy giảm

BRS đặt kế hoạch đến năm 2021, tổng khối lượng sản phẩm sản xuất của Công ty ước đạt ở mức 5,8 triệu tấn do quá trình kết nối với dự án NCMR sẽ khiến Nhà máy phải ngừng hoạt động dự kiến trong 2 tháng. Từ năm 2022, sau khi dự án NCMR hoàn thành, sản lượng của Công ty tăng lên khoảng 7,9 triệu tấn cùng với đó là các dòng sản phẩm mới được sản xuất là RON97 và Asphalt (Nhựa đường parafin). Cơ cấu sản phẩm của Công ty có thể thay đổi tùy theo nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, sản phẩm chính của công ty vẫn là xăng các loại và nhiên liệu điêzen chiếm trên 90% cơ cấu sản lượng.

Về kết quả kinh doanh, doanh thu của Công ty dự kiến tăng từ 78,2 nghìn tỷ đồng năm 2018 lên 133,4 nghìn tỷ đồng năm 2022, tăng 70,65%. Theo BSR, doanh thu của Công ty sẽ tăng trưởng nhờ tăng sản lượng từ năm 2022 nhờ dự án NCMR và giá dầu thô được dự báo tăng lên 70 USD/thùng từ năm 2019. Năm 2022, BSR đặt kế hoạch đạt khoảng 3.687 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Ứng với tỷ lệ ROE 8,32%. Từ thời điểm IPO đến 2022, BSR sẽ giữ nguyên mức vốn điều lệ 31.000 tỷ đồng hiện nay cùng chính sách cổ tức đều 7%/năm.


Kế hoạch trên của BSR được xây dựng trên mức vốn cổ phần 31.000 tỷ đồng được giữ nguyên cho đến 2022

Kế hoạch trên của BSR được xây dựng trên mức vốn cổ phần 31.000 tỷ đồng được giữ nguyên cho đến 2022

Có thể thấy, hoạt động của BSR trong những năm gần đây cho thấy những tín hiệu tích cực. Bên cạnh đó, một trong những điểm hấp dẫn của BSR là ưu đãi về thuế. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của BSR là 10% trong thời gian 30 năm; BSR vẫn đang được giảm 50% số thuế phải nộp trong thời gian 9 năm kể từ năm đầu tiên BSR có thu nhập chịu thuế từ Dự án Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Dù vậy, với kế hoạch kinh doanh suy giảm cùng với rủi ro khi huy động một nguồn vốn lớn tài trợ cho dự án NCMR sẽ là điều khiến các nhà đầu tư cân nhắc trước khi rót hầu bao mua cổ phần trong đợt IPO sắp tới.

Huy Nguyên

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên