MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kẻ được, người mất khi nền kinh tế số 2 thế giới giảm tốc

11-02-2019 - 12:31 PM | Tài chính quốc tế

Trong khi Apple, Caterpillar, Volkswagen và các công ty khác đều phát tín hiệu tiêu cực về sự suy thoái của Trung Quốc thì các thương hiệu thời trang có nhiều triển vọng phát triển hơn.

“Chúng tôi không nhìn thấy dấu hiệu suy thoái”, Patrice Louvet, giám đốc điều hành Ralph Lauren cho biết. Doanh thu của Ralph Lauren trong quý IV/2018 tại Trung Quốc tăng 19%. “Chúng tôi tiếp tục tin tưởng vào các cơ hội phát triển. Chúng tôi vẫn chưa phát huy hết tiềm lực tại Trung Quốc”.

Kẻ được, người mất khi nền kinh tế số 2 thế giới giảm tốc - Ảnh 1.

Doanh số các công ty Trung Quốc từ năm 2014 đến năm 2018. Ảnh: Bloomberg.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chững lại và cuộc chiến thương mại với Mỹ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh doanh. Nhu cầu tiêu dùng ít hơn khiến hàng chục công ty đa quốc gia “kêu cứu”, hàng trăm công ty Trung Quốc đưa ra cảnh báo lợi nhuận.

Tuy nhiên, một số doanh nghiệp lại lạc quan vào việc kinh doanh tại quốc gia này. Điển hình là Toyota Motor, hãng xe tiếp tục trụ vững tại thị trường Trung Quốc và sẽ tung ra phiên bản hoàn toàn mới cho dòng xe Corolla. Doanh số bán hàng của tập đoàn đồ xa xỉ LVMH và hãng rượu Diageo tại Trung Quốc đều tăng mạnh trong quý IV/2018. Thương hiệu thời trang cao cấp Michael Kors Trung Quốc cũng đạt được những thành tựu nhất định, mặc dù doanh số bán hàng tại châu Á chịu ảnh hưởng do sự sụt giảm lượng khách du lịch Trung Quốc tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong.

Nền kinh tế 'khó đoán'

Chính phủ Trung Quốc công bố ít dữ liệu hơn các quốc gia khác và việc sử dụng các hỗ trợ công khiến việc đánh giá nhu cầu thực tế trở nên khó khăn. Leland Miller, CEO của China Beige Book chỉ ra rằng những cảnh báo từ các công ty còn cho thấy nhiều dữ liệu hơn.

“Dữ liệu của chính phủ không phản ánh thực tế nền kinh tế Trung Quốc”, Miller nói.

Kẻ được, người mất khi nền kinh tế số 2 thế giới giảm tốc - Ảnh 2.

Ảnh: PBS.

Miller lo ngại về việc các công ty Trung Quốc vay nợ nhiều trong 3 quý vừa qua, những khoản vay này không kích thích đầu tư hay tăng trưởng. Tuần trước, hơn 400 công ty Trung Quốc công khai kết quả kinh doanh kém hiệu quả trong năm 2018.

Việc cắt giảm thuế doanh nghiệp (đã được thả nổi) không hữu dụng do mức thuế của các doanh nghiệp nhà nước vốn đã thấp. Đặt trong bối cảnh chiến tranh thương mại, tình hình hiện tại nhanh chóng tệ hơn.

“Nếu hai bên không đạt được thỏa thuận thương mại, mức suy yếu của sẽ lên đến đỉnh điểm. Khi ấy, bạn sẽ thấy một cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc”, ông Miller nói.

Dấu hiệu căng thẳng

Jay Foreman, giám đốc điều hành của công ty sản xuất ôtô đồ chơi Basic Fun tại Boca Raton, Florida, Mỹ, vừa dành 1 tháng để thăm các nhà máy ở Trung Quốc. Tại đây, ông nhận ra những dấu hiệu căng thẳng kinh tế. Foreman nói rằng các nhà sản xuất trở nên tuyệt vọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp, bao gồm việc cung cấp các điều khoản tín dụng tốt hơn, chia nhỏ các khoản thanh toán để khởi động một chu kỳ sản xuất. Một nguyên nhân khác là chiến tranh thương mại đã thúc đẩy các công ty thực hiện kế hoạch tìm nguồn hàng thay thế như Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ.

Kẻ được, người mất khi nền kinh tế số 2 thế giới giảm tốc - Ảnh 3.

Ảnh: Theimmagine.eu.

Sự giảm tốc tại Trung Quốc ảnh hưởng đến các sản phẩm ôtô và phụ tùng ôtô của Tupperware Brands, container và chip máy tính từ Intel, gỗ mềm và bột giấy từ International Paper, máy móc xây dựng từ Hitachi và hóa chất từ DowDuPont. Danh sách này còn tiếp tục với các loại hàng hóa đóng vai trò là liên kết đầu trong chuỗi cung ứng.

“Tranh chấp thương mại gây nên những tác động xấu đến nền kinh tế, đặc biệt là ngành công nghiệp ôtô của Đức”, CEO Dieter Zetsche của Daimler cho biết.

“Trong khi Trung Quốc từng được xem là một điểm đến đáng tin cậy cùng với những cơ hội chưa được khai phá, thì hiện tại, quan điểm này dường như không còn phổ biến”.

Những tia sáng

Năm 2018, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,6%, chậm nhất kể từ năm 1990. Tuy nhiên, đây là con số mà các nền kinh tế khác chỉ có thể mơ ước. Các biện pháp kích thích của chính phủ đã cải thiện một số lĩnh vực. Mặc dù các cuộc đàm phán với Trump có vẻ không đạt được kết quả tích cực, các giám đốc điều hành tại Trung Quốc kỳ vọng nhiều hơn vào năm 2019.

Kẻ được, người mất khi nền kinh tế số 2 thế giới giảm tốc - Ảnh 4.

Ảnh: Entrackr.com.

Tập đoàn Eaton cho biết chi nhánh tại Trung Quốc vẫn hoạt động tốt vào quý trước, đặc biệt, doanh số bán máy xúc tăng hơn 20%. “Mặc dù tăng trưởng duy trì ổn định, chính phủ Trung Quốc vẫn sử dụng các biện pháp kích thích kinh tế vào một thời điểm nào đó trong năm. Chúng tôi đoán là vào nửa cuối năm”, CEO Craig Arnold của Eaton cho biết.

Nhiều công ty đã góp phần cải thiện nền kinh tế ảm đạm này. Lợi nhuận thực tế của tập đoàn Alibaba vượt mức dự kiến, Unilever nhận định Trung Quốc là nền kinh tế mạnh mẽ, có khả năng phục hồi tốt. Trong khi đó, công ty sản xuất thiết bị nhà bếp của Pháp SEB SA cho biết họ vẫn lạc quan vào dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm 2019. Cees Hart, CEO của doanh nghiệp sản xuất bia Carlsberg cho biết gần đây ông đã ghé thăm các chi nhánh tại Trung Quốc và nhận thấy những khởi đầu rất thuận lợi.

Theo Châu Anh

Người đồng hành/Bloomberg

Trở lên trên