MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kêu gọi cán bộ công chức mua đường tồn 'giải cứu' DN

22-02-2018 - 11:05 AM | Thị trường

Ngày 21- 2, ông Trần Văn Hùng, Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) cho biết nhà máy đang tồn kho hàng chục ngàn tấn đường và đang được tỉnh Hậu Giang kêu gọi tiêu thụ để “giải cứu”.

Theo đó, hiện Casuco cũng đang tồn kho khoảng 30.000 tấn đường, trong khi hiện nay giá đường dao động từ 12.000 đến 12.500 đồng/kg, mức giá này là rất thấp nhưng sản phẩm vẫn rất khó tiêu thụ dẫn đến doanh nghiệp đang gặp khó.

“Thị trường tiêu thụ khó khăn. Mọi năm Tết người ta mua về trữ để qua tết bán nhưng năm nay thì họ không trữ nữa mà bán tới đâu mua tới đó. Chúng tôi cũng đành phải trữ lại và bán từ từ thôi. Nguyên nhân lớn nhất vấn là đường nhập lậu đường tràn lan gây là khó khăn cho việc tiêu thụ đường trong nước nhưng cơ quan chức năng vẫn chưa xử lý được. Đây là một vấn nạn lớn đối với ngành mía đường”- ông Trần Văn Hùng, Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ cho biết.

Cũng theo ông Hùng cho biết thêm, trong cuộc họp báo ở Tỉnh ủy Hậu Giang sáng 21-2, lãnh đạo tỉnh, UBND tỉnh đã kêu gọi nhân dân và cán bộ, công nhân viên chức trong tỉnh hưởng ứng, ủng hộ tiêu thụ lượng đường tồn kho nhằm giúp cho doanh nghiệp cũng như ngành mía đường vượt qua khó khăn.

Trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ đảm bảo đầu tư cũng như bao tiêu và cam kết giá với người dân trồng mía rất tốt, qua đó đảm bảo ổn định đời sống cho người dân vùng chuyên canh mía.

Kêu gọi cán bộ công chức mua đường tồn giải cứu DN - Ảnh 1.

Doanh nghiệp ngành đường Việt Nam cần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành thì mới cạnh tranh nổi làn sóng đường nhập khẩu giá rẻ tràn vào. Ảnh minh họa

Theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), từ 1-1-2018 hạn ngạch nhập khẩu đường được dỡ bỏ, thuế xuất nhập khẩu đường từ các nước trong khu vực ASEAN còn bằng 0%.

Ngành mía đường đang lo sốt vó khi đường nhập khẩu từ các nước trong khu vực, nhất là từ Thái Lan với giá rẻ hơn đường Việt Nam ồ ạt đổ bộ vào “hạ đo ván” doanh nghiệp trong nước ngay trên sân nhà.

Chính vì vậy, Hiệp hội Mía đường VN (VSSA) đã kiến nghị Chính phủ kéo dài thời gian xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu đường đến năm 2022, thay vì sẽ thực hiện từ đầu năm 2018 như cam kết.

Tuy vậy, nhiều ý kiến cho rằng ngành mía đường phải cạnh tranh với thế giới chứ không thể cứ xin bảo hộ, bao cấp mãi. Càng bảo hộ lâu thì người tiêu dùng, các DN chế biến thực phẩm càng chịu thiệt vì tiếp tục phải mua đường với giá cao trong khi chỉ làm lợi cho các nhà máy đường.

Thực tế cũng cho thấy ngành mía đường VN vẫn còn cửa cạnh tranh nếu chấp nhận “chiến đấu” thực sự.

Theo Hải Dương

Pháp luật Tp Hồ Chí Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên