img
Khai thác Fintech để cấp vốn cho nhà bán hàng e-commerce - Ảnh 1.
Khai thác Fintech để cấp vốn cho nhà bán hàng e-commerce - Ảnh 2.

Nền thương mại điện tử Việt Nam đang thể hiện sức phát triển vượt bậc khi lọt top 6 thị trường có mức tăng trưởng TMĐT nhanh nhất thế giới với tổng doanh thu đạt 8 tỷ USD trong năm 2018. Cũng chính vì vậy, TMĐT Việt Nam được nhiều chuyên gia đầu tư xem là một thị trường đầy hấp dẫn với quy mô dự đoán có thể đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.

Tiềm năng là thế, nhiều nhà bán hàng online hiện đang có nhu cầu tiếp cận vốn ngân hàng là thế, nhưng để tiếp cận được với dòng vốn nhanh và phù hợp như công ty Everest lại là việc không hề dễ dàng, nhất là đối với đại đa số các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.

Khai thác Fintech để cấp vốn cho nhà bán hàng e-commerce - Ảnh 3.

Thành lập năm 1935 tại Singapore, xuất phát điểm của Tập đoàn United Overseas Bank (UOB) là nhằm hỗ trợ tài chính cho các thương gia trên hòn đảo này; chính vì vậy, có thể xem mảng ngân hàng dành cho doanh nghiệp chính là cốt lõi của UOB. 

Trải qua hơn 80 năm phát triển, hiện nay UOB là một ngân hàng hàng đầu ở châu Á có mạng lưới toàn cầu với hơn 500 văn phòng tại 19 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á Thái Bình Dương, châu Âu và Bắc Mỹ. Những năm gần đây, UOB còn chú trọng đầu tư vào các mảng ngân hàng công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời đại số.

Điển hình là khi chính thức ra mắt mảng Ngân hàng Doanh nghiệp tại Việt Nam, Ngân hàng UOB Việt Nam (UOB Việt Nam) đã nghiên cứu và cho ra mắt gói vay tín chấp có tên là UOB BizMerchant dành riêng cho các nhà bán hàng trên các sàn thương mại điện tử, với mục đích cung cấp giải pháp vốn nhanh chóng nhằm giúp doanh nghiệp nắm bắt những cơ hội mở rộng kinh doanh.

Khai thác Fintech để cấp vốn cho nhà bán hàng e-commerce - Ảnh 4.

Là một trong những đối tác thường xuyên của UOB Việt Nam, Phó Tổng Giám Đốc Công ty cổ phần Công nghệ Sendo - ông Lê Anh Huy đánh giá cao mối quan hệ hợp tác với UOB Việt Nam trong những năm vừa qua.

"Với sản phẩm vay tín chấp UOB BizMerchant, Sendo đã trở thành đơn vị bảo chứng để người bán hàng trực tuyến có thể tiếp cận được nguồn vốn dễ dàng hơn. Từ đó, chúng tôi đã thành công nâng cao khả năng tài chính cho hàng nghìn người bán, giúp họ triển khai nhiều chương trình bán hàng hiệu quả và đem lại nhiều quyền lợi hơn cho người tiêu dùng."- Ông Huy nhấn mạnh.

Khai thác Fintech để cấp vốn cho nhà bán hàng e-commerce - Ảnh 5.

Các nhà bán hàng trên sàn thương mại điện tử có nhu cầu về vốn có thể đăng ký khoản vay UOB BizMerchant một cách nhanh gọn ngay trên website của UOB Việt Nam hoặc đối tác.

Sau khi nhận được yêu cầu vay, UOB Việt Nam sẽ tiến hành quá trình phê duyệt khoản vay dựa vào doanh thu bán hàng thực tế của nhà bán hàng trên các kênh thương mại điện tử có ký kết hợp tác với Ngân hàng.

Nguồn dữ liệu được trích xuất từ các kênh thương mại điện tử này giúp Ngân hàng xác minh được một cách minh bạch nhất hiệu quả kinh doanh của nhà bán hàng. Kết hợp số liệu này với các nguồn thông tin hiện có, UOB Việt Nam có khả năng xác định mức độ tin cậy của nhà bán hàng chính xác hơn, và mở rộng cơ sở tín dụng một cách chắc chắn hơn.

Ngoài ra, bằng việc sử dụng FinTech vào quá trình phân tích dữ liệu để tăng cường hiệu quả cho quy trình phê duyệt hồ sơ, UOB Việt Nam có thể giúp các nhà bán hàng giảm bớt chi phí và thời gian để tiếp cận nguồn vốn cần thiết cho kinh doanh khi không cần nộp các báo cáo tài chính theo phương pháp vay ngân hàng như truyền thống.

Khai thác Fintech để cấp vốn cho nhà bán hàng e-commerce - Ảnh 6.

Với UOB BizMerchant, Nhà bán hàng online sẽ nhận được kết quả phê duyệt khoản vay theo nguyên tắc trong vòng 24 giờ. 

Chương trình vay tín chấp UOB BizMerchant là chương trình đầu tiên ở Việt Nam cung cấp các khoản vay cho cho doanh nghiệp SME buôn bán trên các sàn thương mại điện tử dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu kinh doanh ngoài hồ sơ tài chính. 

Sau khi chính thức giới thiệu sản phẩm vay UOB BizMerchant đến với cộng đồng các doanh nghiệp kinh doanh trên sàn thương mại điện tử, UOB Việt Nam đã tiếp nhận hơn 3100 lượt đăng ký vay.

Khai thác Fintech để cấp vốn cho nhà bán hàng e-commerce - Ảnh 7.
Khai thác Fintech để cấp vốn cho nhà bán hàng e-commerce - Ảnh 8.

Chương trình cho vay tín chấp UOB BizMerchant dựa trên nền tảng dữ liệu số của Ngân hàng UOB Việt Nam vừa được trao giải Sáng Kiến Tài Chính Toàn Diện của năm tại Giải thưởng Ngân hàng Bán Lẻ 2019, do tạp chí Asian Banking & Finance bình chọn và trao giải.

Giải thưởng công nhận các ngân hàng xuất sắc đã giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ đột phá thích nghi thành công với bối cảnh công nghệ phát triển nhanh chóng.

Ông Fred Lim - Giám đốc Cấp cao Khối Ngân hàng Bán lẻ của Ngân hàng UOB Việt Nam, cho biết: "Chương trình UOB BizMerchant là một ví dụ về cách ngân hàng khai thác FinTech để sáng tạo và giới thiệu các giải pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển, bao gồm cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)."

Khai thác Fintech để cấp vốn cho nhà bán hàng e-commerce - Ảnh 9.

Tại các thị trường khác ở Đông Nam Á, UOB cũng triển khai các sản phẩm khác dành riêng cho nhà bán hàng thương mại điện tử, nhưng do bản chất thương mại điện tử các nước khác nhau, nên chi tiết các chương trình hỗ trợ tài chính và sản phẩm ngân hàng cũng khác nhau. 

Vì vậy, có thể nói UOB BizMerchant là sản phẩm riêng biệt dành riêng cho các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến của Việt Nam, và đây cũng là sản phẩm đầu tiên mà UOB triển khai dành cho nhà bán hàng online trên cả khu vực. 

Ngoài ra, để giúp cộng đồng các nhà bán hàng online có thêm kiến thức nhằm phát triển kinh doanh, Ngân hàng UOB Việt Nam còn thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên đề, như hội thảo về kỹ năng quản lý dòng tiền, hay hội thảo "Hiểu đúng về thuế" diễn ra ngày 16/8 giúp giải đáp các vấn đề liên quan đến thuế cho hoạt động bán hàng trực tiếp với diễn giả là bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn Thuế Việt Nam.

Khai thác Fintech để cấp vốn cho nhà bán hàng e-commerce - Ảnh 10.

Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ là trụ cột của các nền kinh tế ở khu vực châu Á, đặc biệt tại Việt Nam có đến 97% công ty là thuộc khối doanh nghiệp này. Đóng góp của họ trong sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ và tạo ra công ăn việc làm là rất cần thiết để đảm bảo cho sức khỏe của một nền kinh tế. 

Để phục vụ những nhu cầu đa dạng của SME, ngoài gói vay tín chấp UOB BizMerchant, ngân hàng UOB Việt Nam đã đặc biệt thiết kế các sản phẩm chuyên biệt như các gói vay vốn theo mục đích sử dụng của doanh nghiệp, tài khoản giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành, chương trình ưu đãi FX, từ đó giúp các doanh nghiệp nhanh chóng nắm bắt các cơ hội kinh doanh cũng như xuất khẩu sản phẩm, đưa dịch vụ ra nước ngoài.

Khai thác Fintech để cấp vốn cho nhà bán hàng e-commerce - Ảnh 11.

Ngoài ra, UOB còn giới thiệu các giải pháp số để doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ ngân hàng dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí. Để mở tài khoản, doanh nghiệp có thể đăng ký thông qua trang web của UOB Việt Nam www.uob.com.vn/business mà không cần đến quầy giao dịch của Ngân hàng. Hoặc khi có yêu cầu vay vốn, doanh nghiệp cũng có thể đăng ký thông qua website và sẽ nhận được chấp thuận về nguyên tắc chỉ trong vòng một ngày làm việc.

Khai thác Fintech để cấp vốn cho nhà bán hàng e-commerce - Ảnh 12.

Ở châu Á, ngoài trụ sở chính tại Singapore, UOB có mạng lưới chi nhánh rộng khắp ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philippines. Ngân hàng UOB được các tổ chức định mức tín nhiệm đánh giá sánh ngang với nhiều ngân hàng hàng đầu thế giới: AA1 bởi Moody’s và AA- bởi Standard & Poor’s và Fitch.

Tại Việt Nam, UOB là ngân hàng Singapore đầu tiên mở chi nhánh, vào năm 1993. Và đến tháng 7 năm 2018, UOB chính thức được cấp phép trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. 

Trong kế hoạch phát triển đầy tham vọng, UOB Việt Nam vừa khai trương chi nhánh tại Hà Nội vào tháng 8 năm 2019. Chi nhánh UOB tại Hà Nội thể hiện niềm tin của UOB đối với thị trường Việt Nam, luôn tìm kiếm cơ hội để phục vụ nhiều khách hàng hơn trên khắp cả nước.

 

An An
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ

Ánh Dương

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên