MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khoa học chứng minh: Sống đẹp thường thua thiệt

26-12-2016 - 22:21 PM | Sống

Nghiên cứu của giáo sư Adam Grant tại Massachusetts cho thấy những người có lối sống đẹp, thích giúp đỡ người khác lại có kết quả kém trong lĩnh vực mà họ làm việc.

Khi phát biểu tại Nantucket Project, một hội nghị thường niên tổ chức ở Massachusetts, Giáo sư Adam Grant đã giải thích rằng có một số “loại” người cảm thấy rất dễ dàng khi thăng tiến trong cuộc sống. Theo Grant (vốn là một nhà tâm lý học tổ chức), có 3 loại người: Người chuyên nhận, người trung lập và người chuyên cho.

Ông cho rằng người chuyện nhận luôn quan tâm chú ý đến bản thân mình trong khi đó người chuyên cho lại chấp nhận lùi bước để có thể giúp đỡ người khác . Người trung lập nằm đâu đó giữa hai loại này, họ sẵn sàng giúp đỡ người khác nhưng có thể sẽ trông chờ được đáp trả vì nghĩa cử của mình.

Grant nói ông đã thực hiện một nghiên cứu về các kỹ sư, nhân viên kinh doanh và sinh viên trường y. Tất cả bọn họ đều được xếp vào nhóm “người chuyên cho”, và kết quả cho thấy thường thì họ là những người có thành tích kém nhất trong lĩnh vực của mình.

Nhưng còn đáng ngạc nhiên hơn ở chỗ: Họ cũng chính là nhóm người có thành tích chói sáng nhất.
Nhưng còn đáng ngạc nhiên hơn ở chỗ: Họ cũng chính là nhóm người có thành tích chói sáng nhất.

Những người thuộc nhóm này nằm trong số 25% dưới đáy và 25% top đầu bảng xếp hạng những cá nhân xuất sắc nhất trong lĩnh vực của mình, trong khi đó những vị trí ở giữa còn lại thuộc về 2 nhóm người “chuyên nhận” và “trung lập”.

Giáo sư Grant cho biết: “Những người tốt bụng nhiều khả năng sẽ là người về cuối trong các cuộc cạnh tranh, nhưng họ cũng có khả năng cao hơn hẳn chúng ta cho các vị trí dẫn đầu”.

Theo Grant, lý do của điều này là bởi sự hào hiệp của một người có thể khiến người đó chịu thiệt thòi trước mắt đặc biệt là đối với mục tiêu cũng như nhu cầu cá nhân của mình, nhưng về lâu về dài nó sẽ mang lại thành quả tốt đẹp vì sẽ có rất nhiều người sẵn lòng giúp đỡ họ sau này khi biết họ là người tốt.

Ông giải thích: “Thực ra bạn học được nhiều thứ khi giúp người khác giải quyết vấn đề của họ. Và rõ ràng sẽ có những lợi ích thiết thực… có điều chúng không xuất hiện ngay lập tức mà thôi”.

Theo Đinh Vân

Theo Trí Thức Trẻ/Independent

Trở lên trên