MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không chỉ các chuyên gia sức khoẻ, những người đang cận kề cửa tử hay mắc ung thư khi còn trẻ cũng khuyên bạn từ bỏ thói quen nguy hiểm này

28-08-2018 - 23:00 PM | Sống

Tác hại của việc thức khuya triền miên đã nhiều lần được cảnh báo bởi nhiều chuyên gia trên thế giới. Và chính những câu chuyện đau lòng từ những người trẻ đang đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết vì thói quen này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mạnh mẽ đến thanh niên hiện nay.

Nữ giáo viên xinh đẹp qua đời vì ung thư gan

Không chỉ các chuyên gia sức khoẻ, những người đang cận kề cửa tử hay mắc ung thư khi còn trẻ cũng khuyên bạn từ bỏ thói quen nguy hiểm này - Ảnh 1.

Cô giáo trẻ Bội Nhi ra đi vì ung thư quái ác.

Bội Nhi, 27 tuổi, một giáo viên người Trung Quốc, xinh đẹp, lại nổi tiếng dạy giỏi, vì thế mà phải làm việc rất bận rộn. Tính chất công việc khiến cô hầu như không được ngủ đủ giấc, ngủ không sâu, quầng thâm mắt ngày một rõ ràng. Tình trạng này kéo dài làm cơ thể cô thường xuyên mệt mỏi, lao lực. Chủ quan nghĩ rằng đây chỉ là phản ứng bình thường vì làm việc quá nhiều nên cô không đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ.

Nhưng càng ngày tình trạng cơ thể của Bội Nhi càng xấu đi. Cô chỉ đồng ý đi khám khi phát hiện dấu hiệu đau đầu, chóng mặt, ói mửa, thậm chí không thể hoàn thành việc giảng dạy trên lớp của mình.

Sau cuộc xét nghiệm, Bội Nhi bàng hoàng khi được kết luận mình đã mắc ung thư gan giai đoạn cuối. Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tình này là do thói quen sinh hoạt bận rộn, thường xuyên thức khuya, đặc biệt là trầm cảm vì áp lực nặng nề từ gia đình và công việc.

Doanh nhân trẻ ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Lưu Lăng Phong, một nam doanh nhân 37 tuổi, nổi tiếng trong lĩnh vực quảng cáo bất động sản tại Trung Quốc không may phải rời xa cuộc sống khi đang trong giai đoạn đỉnh cao của sự nghiệp vì căn bệnh ung thư quái ác. Tính chất công việc bận rộn đến mức khắc nghiệt, anh luôn phải công tác xa nhà, làm thêm giờ, chỉ ngủ sau 2 giờ sáng. Thức đêm là hoạt động không thể thiếu trong cuộc sống của anh.

Trước đây Lưu Lăng Phong đã bị sỏi mật và loét dạ dày, nhưng chưa bao giờ anh quan tâm đúng mức đến sức khoẻ của mình. Anh đặt công việc lên trên hết và để nó cuốn mình ra khỏi mọi mối bận tâm khác. Đầu tháng 6 năm nay, nhận thấy cơ thể liên tục mệt mỏi anh mới đến khám bác sĩ, vị doanh nhân trẻ được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Ban đầu anh đã shock nhưng bình tĩnh lại thì nhận ra mình thật chủ quan với sức khoẻ bản thân, nhưng lúc này mới hối hận thì đã quá muộn.

Không chỉ các chuyên gia sức khoẻ, những người đang cận kề cửa tử hay mắc ung thư khi còn trẻ cũng khuyên bạn từ bỏ thói quen nguy hiểm này - Ảnh 2.

Lưu Lăng Phong trong những ngày cuối đời vì căn bệnh ung thư.

Trong những ngày cuối cận kề cái chết, anh đã viết: "Mọi người nhất định phải chú ý đến sức khoẻ, 3 điều này nhất định phải nhớ: đừng bao giờ thức quá khuya, hãy từ bỏ rượu, thuốc lá và ăn cơm ở nhà cùng gia đình".

Bức tâm thư của nữ sinh Ngoại Thương 21 tuổi bị ung thư máu: "Đừng thức khuya nữa!"  

Vân Anh là một sinh viên gương mẫu, chăm chỉ, tự lập tại trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Như bao bạn trẻ khác, trong lòng Vân Anh còn nuôi dưỡng bao mơ ước, hoài bão về sự nghiệp, về tương lai và tình yêu đôi lứa. Nhưng có lẽ ước mơ nhỏ nhoi là khoảnh khắc khi được khoác lên mình bộ quần áo tốt nghiệp, đi qua kỷ niệm cuối cùng thời sinh viên của cô sẽ phải tạm gác lại tại đây. Căn bệnh ung thư máu bỗng chốc cuốn trôi tất cả dự định còn đang dang dở của cô gái trẻ này.

Trong bức tâm thư để lại của mình, Vân Anh viết: " Hãy sống một cuộc sống thật lành mạnh, hãy tập thể lực, ăn uống thật điều độ và đừng thức khuya nữa…".

Không chỉ các chuyên gia sức khoẻ, những người đang cận kề cửa tử hay mắc ung thư khi còn trẻ cũng khuyên bạn từ bỏ thói quen nguy hiểm này - Ảnh 3.

Tâm sự của cô gái trẻ trong cơn bạo bệnh.

Còn vô số những người khác đã và đang là nạn nhân của thói quen ngủ muộn, góp phần cảnh báo một bộ phận lớn thanh niên sinh hoạt như cú đêm, dù là nguyên nhân khách quan hay chủ quan đi nữa.

Hiểm hoạ khôn lường của việc ngủ không đủ giấc

Giấc ngủ là một yếu tố quan trọng trong việc phục hồi sức khoẻ sau một ngày làm việc mệt mỏi. Do đó, sự thiếu ngủ trong thời gian dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau.

Hệ miễn dịch và nội tiết tố là những yếu tố tiên quyết trong việc ngăn ngừa tế bào ung thư phân chia và phát triển. Melatonin và cortisol là hai trong số những hóc-môn quan trọng nhất trong việc ngăn ngừa ung thư.

Không chỉ các chuyên gia sức khoẻ, những người đang cận kề cửa tử hay mắc ung thư khi còn trẻ cũng khuyên bạn từ bỏ thói quen nguy hiểm này - Ảnh 4.

Melatonin là hoóc-môn nội sinh trong cơ thể, có vai trò điều hoà nhịp sinh học ngủ - thức, đảm bảo cơ thể có giấc ngủ chất lượng và tỉnh táo vào ngày hôm sau. Nếu nhịp độ sinh hoạt bị thay đổi, cơ thể sản xuất ít melatonin, dẫn đến nhiều đột biến gây ung thư hơn. Ngoài ra, melatonin có vai trò quan trọng trong việc giảm quá trình sản xuất estrogen ở buồng trứng. Đối với những người bị ung thư vú hay có khối u ở buồng trứng, estrogen kích thích tế bào ung thư tiếp tục phân chia và phát triển mạnh.

Cortisol là hoóc-môn có vai trò chuyển hoá protein, chất béo và carbonhydrate. Nó ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, duy trì huyết áp, điều chỉnh hệ thống miến dịch. Mức độ cortisol trong máu thường tăng và giảm theo nhịp điệu ngày – đêm. Lượng hoóc-môn này đạt đỉnh vào sáng sớm, sau đó giảm trong suốt cả ngày, thấp nhất vào nửa đêm. Nhịp độ này có thể thay đổi khi một người thay đổi giờ giấc bất thường, chẳng hạn như thức đêm và ngủ vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

Khi các hoóc-môn được cân bằng, nguy cơ ung thư và tỷ lệ tiến triển của nó có thể giảm sút. Ước tính có đến 88% bệnh nhân ung thư bị ảnh hưởng bởi rối loạn giấc ngủ.

Đại học Y Louisville cho biết nhịp độ hằng ngày của bệnh nhân có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ung thư, đồng thời ảnh hưởng đến sự trao đổi chất, sinh lý và sản xuất nội tiết tố.

Việt Hà

Tổng hợp

Trở lên trên