MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không chỉ ngành nhựa, đây cũng là ngành được hưởng lợi từ giá dầu giảm

01-12-2016 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Thông thường, giá cả nguyên liệu hạt nhựa PE và PP không chỉ phụ thuộc vào mức cung cầu hạt nhựa trên thị trường mà còn phụ thuộc vào giá dầu thô trên thị trường quốc tế.

Thế nhưng, có một thực tế là không chỉ có ngành nhựa, mà ngành sản xuất dây thừng cũng đang hưởng lợi đáng kể từ giá dầu giảm.

Nguyên vật liệu chiếm 70% chi phí vốn

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), giá dầu thô những tháng đầu năm 2016 trong khoảng từ 40-50 USD/thùng và đang có xu hướng tăng trở lại. Tuy nhiên, theo dự báo của WB, mức giá bình quân năm 2016 của dầu thô sẽ giao động quanh mức 50 USD/thùng. Với dự báo này, giá nguyên liệu hạt nhựa được dự báo là sẽ biến động tăng cùng với giá dầu.

Hiện nguyên liệu chính để sản xuất sản phẩm dây thừng là hạt nhựa, chủ yếu là hạt nhựa PE và PP. Giá cả nguyên vật liệu này thường chiếm khoảng 70% chi phí giá vốn bán hàng. Do vậy, sự biến động của giá nguyên liệu ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuận của các công ty sản xuất dây thừng.

Nhận thức được tầm quan trọng này, ngay khi bước chân vào thị trường Việt Nam, Công ty cổ phần Siam Brothers Việt Nam (SBVN), một trong những doanh nghiệp sản xuất dây thừng hàng đầu của Thái Lan, đã có những chính sách nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro từ sự biến động của nguyên liệu đầu vào này.

Cụ thể, SBVN luôn tích cực và chủ động trong việc tìm kiếm các nguồn hàng chất lượng và giá cạnh tranh, đồng thời do có những nỗ lực thực hiện tốt dự báo giá trong tương lại để hạn chế tối đa những tác động của giá cả nguyên liệu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, hạt nhựa PP và hạt nhựa màu được SBVN mua chủ yếu từ các doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước như: Tổng CTCP Dịch vụ tổng hợp dầu khí, CTCP Nhựa OPEC, Clariant Pte.Ltd (Singapore), DKSH South East Asia Pte.Ltd (Singapore). Trong khi đó, hạt nhựa PE nhập khẩu từ nhà cung cấp truyền thống là SCG Platics Co., Ltd (Thái Lan).

Nhờ thực hiện tốt việc dự báo về giá nên SBVN có chính sách thu mua nguyên vật liệu hợp lý và đảm bảo giá bán sản phẩm không bị biến động bất thường. Do vậy, chính sách giá của SBVN luôn khiến cho khách hàng an tâm, trong khi doanh thu và lợi nhuận của SBVN duy trì được ổn định.

Có một thực tế là giá bán các sản phẩm dây thừng mang thương hiệu “Con Gà” và “Hải Mã” của SBVN đang ở mức cao nhất trên thị trường (giá bán cao hơn các sản phẩm cùng loại từ 10- 30%) nhưng vẫn được khách hàng đón nhận nhờ chất lượng và chính sách hậu mãi chuyên nghiệp (có tem đảm bảo chất lượng trên mỗi cuộn dây , chất lượng được đảm bảo lên đến 3 năm).

Hưởng lợi nhờ giá dầu

Đối với SBVN, năm 2015 được xem là năm ghi nhận được kết quả kinh doanh ấn tượng mà nguyên nhân chính là do giá dầu thô sụt giảm mạnh, giúp giá nguyên liệu đầu vào giảm tương ứng.

Siam Brothers với hơn 60 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực như: dây thừng, lưới phục vụ ngành đánh bắt thủy sản, vận tải biển, công nghiệp, nông nghiệp.
Siam Brothers với hơn 60 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực như: dây thừng, lưới phục vụ ngành đánh bắt thủy sản, vận tải biển, công nghiệp, nông nghiệp.

Theo thống kê, năm 2015, chi phí giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm của SBVN giảm 55%, tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu giảm 35,52%; tỷ lệ chi phí tài chính trên doanh thu thuần giảm 43,96%. Chính vì vậy, dù doanh thu thuần năm 2014 chỉ tăng 23,5% (đạt 461,6 tỷ đồng) nhưng lợi nhuận sau thuế của SBVN tăng đến 91,6% (đạt hơn 82 tỷ đồng).

Tuy vậy, với diễn biến bất lợi về giá nguyên liệu đầu vào do giá dầu tăng kể từ đầu năm 2016, SBVN vẫn nỗ lực khắc phục khó khăn vươn lên chiếm lĩnh thị trường, liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng đầy ấn tượng ở mức hai con số. Ước tính, doanh thu và lợi nhuận trong năm 2016 dự kiến tằng xấp xỉ 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) có văn bản xác nhận SBVN đã chào bán thành công 4,2 triệu cổ phần. Trong đợt chào bán này, SBVN phân phối 4,2 triệu cổ phiếu ra công chúng với giá bán 33.000 đồng/cổ phần. Số tiền thu về sau khi trừ chi phí phát hành, khoảng 136,5 tỷ đồng,

Theo kế hoạch, SBVN sẽ dùng để xây dựng nhà xưởng mới, mua thiết bị mới và bổ sung vốn lưu động. Trong đó, số tiền xây nhà máy mới khoảng 7-8 tỷ đồng, mua máy móc thiết bị (7 dây chuyền) khoảng 56 tỷ đồng và bổ sung vốn lưu động khoảng 72-73 tỷ đồng.

Với việc xác nhận kết quả chào bán cổ phần thành công của UBCKNN, SBVN đã khắc phục được việc vi phạm quy định về phân phối chứng khoán trước đó do không hoàn thành đợt chào bán chứng khoán đúng hạn.

SBVN tiền thân là Công ty TNHH Siam Brothers Việt Nam có 100% vốn đầu tư từ Tập đoàn Siam Brothers của Thái Lan với hơn 60 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực như: dây thừng, lưới phục vụ ngành đánh bắt thủy sản, vận tải biển, công nghiệp, nông nghiệp. Sau 20 năm có mặt ở Việt Nam, SBVN đã xây dựng được hệ thống phân phối trải khắp các tỉnh duyên hải với hơn 22 nhà phân phối lớn và hơn 600 cửa hàng bán lẻ tại 28 tỉnh thành duyên hải trên cả nước.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên