MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khu đất vàng nào còn lại nằm dọc sông Sài Gòn tương lai sẽ là dự án bất động sản cao cấp?

20-09-2017 - 09:32 AM | Bất động sản

Với việc đầu tư hai cầu Thủ Thiêm 3, 4 và mở rộng con đường huyết mạch Nguyễn Tất Thành nối quận 4 với quận 1, nhiều khu đất nằm dọc sông Sài Gòn đang là các cảng sông, tương lai sẽ mọc lên dự án BĐS cao cấp như khu cảng Nhà Rồng - Khánh Hội.

Mới đây nhất UBND TP.HCM đã chấp thuận đề xuất của Sở Giao thông Vận tải TP.HCM về việc xây dựng khu bến Bạch Đằng (quận 1) sẽ là bến trung tâm, vừa phục vụ các hoạt động công cộng, vừa phục vụ du lịch đường thủy theo kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thủy thành phố giai đoạn 2017-2020.

Với khu Nhà Rồng - Khánh Hội (quận 4, thuộc cảng Sài Gòn), do có hệ thống cầu cảng được đầu tư hoàn chỉnh, kết nối giao thông đường thủy - bộ, thuận lợi nên khi quy hoạch lại, chuyển đổi, khu vực này sẽ trở thành vị trí quan trọng trong phát triển vận tải hành khách và du lịch đường thủy.


TP.HCM còn có chủ trương giao Tổng công ty Du lịch Sài Gòn triển khai đầu tư dự án trung tâm thương mại ngầm dọc Bến Bạch Đằng, với một bến du thuyền cao cấp phục vụ du lịch.

TP.HCM còn có chủ trương giao Tổng công ty Du lịch Sài Gòn triển khai đầu tư dự án trung tâm thương mại ngầm dọc Bến Bạch Đằng, với một bến du thuyền cao cấp phục vụ du lịch.


Khu vực này sắp tới sẽ là bến cảng dịch vụ, đô thị và du lịch cao cấp của TP.HCM.

Khu vực này sắp tới sẽ là bến cảng dịch vụ, đô thị và du lịch cao cấp của TP.HCM.


Dự kiến cuối năm nay, cảng hàng hóa Tân Thuận sẽ bắt đầu di dời trả mặt bằng cho Thành phố. Song song đó, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng do Trung Nam thực hiện khu vực này cũng đang đẩy nhanh tốc độ.

Dự kiến cuối năm nay, cảng hàng hóa Tân Thuận sẽ bắt đầu di dời trả mặt bằng cho Thành phố. Song song đó, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng do Trung Nam thực hiện khu vực này cũng đang đẩy nhanh tốc độ.

Dự kiến khởi công ngay trong năm với tổng kinh phí khoảng 1.250 tỷ đồng, đường Nguyễn Khoái dài một km sẽ nối khu Nam Sài Gòn với trung tâm thành phố và chia tải cho cầu Kênh Tẻ. Công trình còn bao gồm việc xây cây cầu dài 346 m, rộng 22,5 m - bắt đầu từ đường D1 khu dân cư Him Lam (quận 7) và điểm cuối là đường Bến Vân Đồn (quận 4).

Đến nay, có nhiều nhóm liên danh nhà xây dựng cầu đường và đầu tư bất động sản đề xuất xây cầu Thủ Thiêm 3 và nâng cấp đường Tôn Đản theo hình thức đối tác công tư. Theo đó, điểm đầu của cầu Thủ Thiêm 3 sẽ từ đường Tôn Đản, quận 4, băng qua đường Nguyễn Tất Thành đi vào cổng chính của cảng Khánh Hội hiện hữu rồi vượt sông Sài Gòn để nối với khu đô thị mới Thủ Thiêm ở quận 2.


Đường Nguyễn Tất Thành là một trong những tuyến đường chính của quận 4 nối khu vực phía Nam TPHCM như quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ với khu trung tâm thành phố.

Đường Nguyễn Tất Thành là một trong những tuyến đường chính của quận 4 nối khu vực phía Nam TPHCM như quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ với khu trung tâm thành phố.


Theo quy hoạch, đường Nguyễn Tất Thành đoạn qua khu vực Nhà Rồng - Khánh Hội và đoạn đường Đoàn Như Hài trong khu vực cảng sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu đi lại trong tương lai.

Theo quy hoạch, đường Nguyễn Tất Thành đoạn qua khu vực Nhà Rồng - Khánh Hội và đoạn đường Đoàn Như Hài trong khu vực cảng sẽ được mở rộng để đáp ứng nhu cầu đi lại trong tương lai.


UBND quận 4 cho biết thêm sắp tới khi dự án khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội hoàn thành với dân số được duyệt gần 13.000 người thì lượng người và xe lưu thông trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành chắc chắn sẽ tăng cao hơn hiện nay rất nhiều.

UBND quận 4 cho biết thêm sắp tới khi dự án khu phức hợp Nhà Rồng - Khánh Hội hoàn thành với dân số được duyệt gần 13.000 người thì lượng người và xe lưu thông trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành chắc chắn sẽ tăng cao hơn hiện nay rất nhiều.


Khu vực trong năm 2018 dự kiến sẽ khởi công xây dựng dự án cầu Thủ Thiêm 3 và 4. Vị trí này cũng là điểm nóng về giao thông do xe tải thường xuyên ra vào cảng và khu chế xuất Tân Thuận.

Khu vực trong năm 2018 dự kiến sẽ khởi công xây dựng dự án cầu Thủ Thiêm 3 và 4. Vị trí này cũng là "điểm nóng" về giao thông do xe tải thường xuyên ra vào cảng và khu chế xuất Tân Thuận.

Ngoài việc giảm ùn tắc, dự án cầu Thủ Thiêm 4 có mức đầu tư hơn 5.200 tỷ đồng còn được kỳ vọng thúc đẩy kinh tế - xã hội cho khu Nam thành phố.

Dài hơn 2,1 km, tĩnh không 10 m, cầu thiết kế dạng dây văng gồm phần chính nối quận 2 và 7 (6 làn xe). Phần cầu dẫn trên đường Nguyễn Văn Linh được bố trí trước nút giao Nguyễn Văn Linh - cầu Tân Thuận 2 và 2 nhánh cầu dẫn N1, N2 từ cầu chính phía quận 7 xuống đường Huỳnh Tấn Phát.


Đường Nguyễn Tất Thành, quận 4 hiện chỉ rộng 7 m cho mỗi chiều và là tuyến huyết mạch nối thông quận 1, 4 và 7 qua cây cầu Khành Hội này. Hiện tuyến đường này dùng cho các dòng xe ra vào cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, cảng Tân Thuận, Bến Nghé và là tuyến vận chuyển xăng dầu từ Nhà Bè vào nội đô.

Đường Nguyễn Tất Thành, quận 4 hiện chỉ rộng 7 m cho mỗi chiều và là tuyến huyết mạch nối thông quận 1, 4 và 7 qua cây cầu Khành Hội này. Hiện tuyến đường này dùng cho các dòng xe ra vào cảng Nhà Rồng - Khánh Hội, cảng Tân Thuận, Bến Nghé và là tuyến vận chuyển xăng dầu từ Nhà Bè vào nội đô.


TP.HCM cũng đã lên kế hoạch đầu tư mở rộng các con đường kết nối với tuyến Nguyễn Tất Thành, như đường Tôn Đản, Hoàng Diệu

TP.HCM cũng đã lên kế hoạch đầu tư mở rộng các con đường kết nối với tuyến Nguyễn Tất Thành, như đường Tôn Đản, Hoàng Diệu

TP.HCM xác định đây là "dự án cấp bách, cần ưu tiên đầu tư" bởi nó hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu vực. Đặc biệt tăng khả năng kết nối cho Khu đô thị Thủ Thiêm (quận 2) - hiện chỉ kết nối với trung tâm hiện hữu tại địa bàn quận Bình Thạnh và quận 1, chưa kết nối được với các quận 4, 7 và khu đô thị Nam thành phố.

Khi cầu Thủ Thiêm 4 hoàn thành cũng sẽ giải tỏa áp lực giao thông từ quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức qua các quận 7, 8, huyện Bình Chánh, Nhà Bè (cầu Thủ Thiêm 1 - đường trục Bắc Nam trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm - cầu Thủ Thiêm 4); đồng thời, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Nguyên Minh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên