MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khu đô thị giữa Thủ đô 'ôm đất' 14 năm không triển khai

31-01-2018 - 09:26 AM | Bất động sản

Nhiều nghìn tỷ đồng từ ngân sách đã được chi cho xây dựng mới trụ sở bộ, ngành, đi kèm là 100 ha đất sạch bố trí ở vị trí đắc địa tại Hà Nội. Tuy nhiên, 15 năm qua, chưa bộ, ngành nào tự giác trả lại trụ sở cũ do cơ quan được giao quản lý lại thiếu chế tài, vẫn còn tâm lý nể nang.

Video: Tận thấy Khu đô thị giữa Thủ đô "ôm đất" 14 năm không triển khai

Khu đô thị giữa Thủ đô ôm đất 14 năm không triển khai   - Ảnh 1.
Dự án KĐT mới Thịnh Liệt với diện tích 35,14 ha, quy mô dân số 11.620 người với mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng dậm chân tại chỗ suốt 14 năm nay để lại sự bức xúc cho người dân sống trong khu vực.
Khu đô thị giữa Thủ đô ôm đất 14 năm không triển khai   - Ảnh 2.
Biển tên KĐT Thịnh Liệt bị mờ và được “che đậy” bằng cây và tấm biển quảng cáo.
Khu đô thị giữa Thủ đô ôm đất 14 năm không triển khai   - Ảnh 3.
Nhiều vật liệu xây dựng để ngổn ngang tại công trình và có dấu hiệu hoen gỉ, ăn mòn.
Khu đô thị giữa Thủ đô ôm đất 14 năm không triển khai   - Ảnh 4.
Ngày 10/8/2004, UBND thành phố Hà Nội có Quyết định 4930 thu hồi 351.618m2 đất tại các phường Tương Mai, Hoàng Văn Thụ, Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai), giao cho Licogi tổ chức lập phương án GPMB, chuẩn bị triển khai dự án KĐT mới Thịnh Liệt.
Khu đô thị giữa Thủ đô ôm đất 14 năm không triển khai   - Ảnh 5.
Việc dự án dậm chân tại chỗ khiến hàng trăm hộ dân ở đây phải sống trong cảnh “3 không”: Không điện, không nước sạch, không hộ khẩu. Điều đáng nói, nhiều diên tích của dự án lại được sử dụng với mục đích kinh doanh, làm bãi đỗ xe, nhà xưởng thu tiền gây nhiều bức xúc cho người dân trong thời gian qua.
Khu đô thị giữa Thủ đô ôm đất 14 năm không triển khai   - Ảnh 6.
Khu đô thị giữa Thủ đô ôm đất 14 năm không triển khai   - Ảnh 7.
Khu đô thị giữa Thủ đô ôm đất 14 năm không triển khai   - Ảnh 8.
Mặc dù có biển cấm dừng và đỗ xe, nhưng hàng ngày có rất nhiều xe đỗ dọc khu đất của dự án chậm triển khai.
Khu đô thị giữa Thủ đô ôm đất 14 năm không triển khai   - Ảnh 9.
Những công trình mới, cũ mọc lên nham nhở, bất cập gây mất mỹ quan đô thị
Khu đô thị giữa Thủ đô ôm đất 14 năm không triển khai   - Ảnh 10.
Nhiều đoạn tường còn bị đục khoét, chứa đầy rác thải và phế liệu.
Khu đô thị giữa Thủ đô ôm đất 14 năm không triển khai   - Ảnh 11.
Cây, cỏ mọc tùm lum dọc hàng danh quanh khu dự án.
Khu đô thị giữa Thủ đô ôm đất 14 năm không triển khai   - Ảnh 12.
Một dự án có quy mô lấy đất lớn như khu đô thị Thịnh Liệt giữa Thu đô đã 14 năm không triển khai, trong khi nhiều người sống trong cảnh khốn khó không có hộ khẩu gây bức xúc lớn cho dư luận. "Nhiều người dân ở đây rất bức xúc, thay vì tập trung triển khai, thời gian qua nhà đầu dự án này đã tìm cách điều chỉnh quy hoạch, thậm chí có thông tin liên kết, chuyển nhượng dự án này cho nhà đầu tư khác", ông Lê Tâm người dân ở cạnh dự án bức xúc.

Khu đô thị mới Thịnh Liệt nằm trên địa bàn 3 phường Thịnh Liệt, Tương Mai, Hoàng Văn Thụ của quận Hoàng Mai với trên 35 ha có quyết định của UBND TP. Hà Nội thu hồi đất từ năm 2004 giao cho Tổng Công ty Licogi làm chủ đầu tư. 

Tuy nhiên, đến nay, sau 14 năm, dự án vẫn dậm chân tại chỗ, khiến hàng trăm hộ dân trong diện bị thu hồi đất phải sống trong điều kiện không điện, không nước sạch, không hộ khẩu. Điều đáng nói, gần đây người dân ở đây càng bức xúc khi những phần diện tích đất đã GPMB lại được cho thuê làm bãi đỗ xe, nhà xưởng, trạm trộn bê tông “tùm lum” để kiếm lời. “Dự án được giao 14 năm nay nhưng chủ đầu tư không thực hiện dù dân đã đề nghị thu hồi dự án mà họ tìm cách điều chỉnh quy hoạch, cho thuê bát nháo. Thậm chí chúng tôi còn được biết hiện chủ đầu tư đang liên kết, bán dự án cho đối tác bên ngoài trong khi cuộc sống của nhiều hộ dân khố khốn bao năm bởi dự án treo”, ông Lê Văn Khánh, người dân ở phường Thịnh Liệt bức xúc.

Đại diện quận Hoàng Mai cho hay, dự án Khu đô thị mới Thịnh Liệt có quy mô lớn được thành phố phê duyệt, nhưng việc nhà đầu tư chậm triển khai ảnh hưởng rất lớn đến địa phương. “Nhà đầu tư được thành phố giao đất nhưng họ không triển khai trong khi dân liên tục có kiến nghị yêu cầu quận phải giải quyết dứt điểm. Vì vậy chúng tôi mong muốn thành phố có những biện pháp mạnh xử lý hoặc thu hồi lại các dự án đắp chiếu để giao cho chủ đầu tư khác có năng lực thực hiện”, vị cán bộ quận Hoàng Mai nói. 

Theo Phó Giám đốc Sở TN&MT Hà Nội Nguyễn Hữu Nghĩa, Quy định sau 12 tháng liền kề từ khi nhận bàn giao đất ngoài thực địa mà nhà đầu tư không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm hơn 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án thì Sở lập hồ sơ, trình thành phố thu hồi đất đã giao. Nhưng thực tế các chủ đầu tư đã tìm mọi cách để “níu kéo” lại dự án, thậm chí tìm cách chuyển nhượng, bán lại cho đối tác khác.

Theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Cụ thể, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các quận, huyện và các đối tượng sử dụng đất; rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện theo quy định của pháp luật; báo cáo UBND TP trước ngày 30/4/2018.

Theo Tú Anh-Duy Phạm

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên