MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Kiểm tra chuyên ngành còn gây phiền toái cho doanh nghiệp"

Dù Chính phủ kêu gọi cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng các điều kiện và rào cản vẫn rất nhiều...

Tại hội nghị về cải cách các thủ tục kiểm tra chuyên ngành theo Nghị quyết 19/2018, ông Vũ Quốc Tuấn, đại diện của Phòng Thương mại Châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam nói: Dù Chính phủ kêu gọi cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao năng suất nền kinh tế. Tuy nhiên, các điều kiện và rào cản vẫn rất nhiều.

Phản ánh của các doanh nghiệp cho thấy, việc cào bằng 5 lô nhập về kiểm 1 lô là chưa ổn. Cụ thể, cứ 5 lô hàng doanh nghiệp nhập về thì bị kiểm tra chuyên ngành một lô hàng dù lô hàng đó đã được chứng minh không có rủi ro, doanh nghiệp hoạt động tốt. Trong khi đó, theo quy định là nếu mặt hàng khác nhau thì mới cần kiểm dịch.

Khi lấy mẫu, cơ quan chức năng không lấy một mẫu mà lấy 5 mẫu. Vì thế, khi tính tiền, đơn giá là 971.000 đồng đối với 5 mẫu sẽ khiến doanh nghiệp mất gần 5 triệu đồng. Tiền cũng như thời gian công sức của doanh nghiệp cho vấn đề này hiện nay là cực lớn.

Ông Tuấn lấy ví dụ, với mặt hàng cà phê, mất ít nhất 1 năm rưỡi để kiểm tra chuyên ngành. Hệ quả là một lô hàng thực phẩm xuất khẩu bị mất nhiều thời gian để làm thủ tục.

"Chúng tôi mong muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhanh chóng điều chỉnh Thông tư 25/2016 làm sao để sản phẩm có nguy cơ thấp như sữa phải loại bỏ khỏi doanh sách kiểm tra chuyên ngành để tránh gây phiền toái, mất tiền của thời gian của doanh nghiệp", ông Tuấn đề nghị.

Một mặt hàng khác là muối iốt, ông Tuấn cho rằng, muối iốt không ảnh hưởng đến doanh nghiệp châu Âu mà ảnh hưởng nhiều tới doanh nghiệp Việt. Khi bắt buộc dùng toàn bộ muối iốt, trong quá trình chế biến, iốt sẽ bay hơi, nếu chiên nấu, nướng hoặc đun sôi iốt sẽ bay hơi hết.

Chính vì thế, quy định bắt doanh nghiệp sản xuất muối iốt chỉ thêm tốn tiền của. Một số nước không chấp nhận sản phẩm chứa iốt nên doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm có chứa muối iốt họ không nhận.

Cũng theo ông Tuấn, gần đây có Thông tư 12/2017 sửa đổi cho Thông tư 26/2012 của Bộ Khoa học Công nghệ về kiểm tra chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường thay đổi rất rõ là kiểm định của phòng kiểm nghiệm.

Cụ thể, nếu phát hiện doanh nghiệp vi phạm chất lượng, đoàn thanh tra yêu cầu doanh nghiệp thu hồi hàng. "Chúng tôi thấy rất là không công bằng cho doanh nghiệp. Trong khi đó, thu hồi hàng 1 lần, cũng khiến doanh nghiệp điêu đứng rồi, nếu cơ quan chức năng sai, họ có đền bù đi chăng nữa, chắc lúc đó doanh nghiệp cũng chết rồi", đại diện của Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam nói.

Theo Kiều Linh

Vneconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên