MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thị trường nhôm thế giới chuyển thừa thành thiếu

01-09-2014 - 15:45 PM |

Các nhà phân tích nhận định thị trường nhôm thế giới, sau nhiều năm dư thừa lớn, đang dần chuyển sang thiếu cung Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc.

Các hãng sản xuất nhôm trên toàn cầu đang tràn trề hy vọng với triển vọng thị trường năm nay khả quan nhất trong vòng nhiều năm. Chẳng hạn như gã khổng lồ UC Rusal của Nga đã chuyển hướng sang có lãi lần đầu tiên sau 5 quý liên tiếp thua lỗ.

Đó là nhờ giá nhôm trên Sàn giao dịch Kim loại London (LME) hiện đã lên tới 2.100 USD/tấn, cao chưa từng có kể từ đầu năm 2013.

Sự hồi phục này xuất phát từ những yếu tố cơ bản của thị trường. Sau nhiều năm triền miên dư thừa, thị trường nhôm toàn cầu cuối cùng cũng chuyển sang thiếu hụt khi nhiều nhà máy đóng cửa ngừng sản xuất để cắt lỗ.

Rusal, hãng đã giảm 11% sản lượng trong nửa đầu năm nay, dự báo thị trường thế giới sẽ thiếu hụt 1,5 triệu tấn trong năm 2014.

Đây có thể mới chỉ là hy vọng ban đầu, nhưng rõ ràng giấc mơ đã trở thành hiện thực. Kết quả cuộc thăm dò mới đây do hãng Reuters tiến hành, có 4 trong số 14 nhà phân tích được hỏi cho rằng năm nay thị trường nhôm sẽ cân bằng hoặc thiếu hụt, số người dự báo như vậy về năm 2015 còn cao hơn nữa.

Cơ sở chính để thị trường lạc quan đến từ Trung Quốc. Sản xuất ở Trung Quốc vẫn tăng, nhưng đó là bởi xuất khẩu các sản phẩm nhôm thành phẩm và bán thành phẩm cũng tăng.

Song song tồn tại hai “thế giới”...

Trên thế giới (trừ Trung Quốc), sản xuất nhôm đã có xu hướng giảm từ khoảng 2 năm nay. Sản lượng trong tháng 7 chỉ ở mức 24,38 triệu tấn, thấp hơn 1,5 triệu tấn so với mức kỷ lục cao 25,92 triệu tấn hồi tháng 10/2011.

Đó là giai đoạn vô cùng khó khăn của các hãng sản xuất nhôm, khi họ phải đóng cửa nhiều nhà máy sản xuất cao, nhất là ở vùng Vịnh. Và chỉ mới đây thô, hãng sản xuất Mỹ Alcoa cuối tháng 9 vừa thông báo đóng cửa vĩnh viễn nhà luyện nhôm Porto Vesme ở Italy.

Trong giai đoạn gần 3 năm, sản xuất nhôm của Trung Quốc đã tăng 5,7 triệu tấn lên 23,38 triệu tấn vào tháng 7/2014, theo số liệu của Hiệp hội Kim loại màu Trung Quốc.

Không phải các nhà máy luyện kim Trung Quốc hoạt động tốt hơn hay có lợi nhuận cao hơn của những nước khác, mà chính quyền địa phương cùng với Chính phủ Trung Quốc đã bù đắp cho những nhà máy này, chủ yếu dưới dạng ưu đãi giá điện, một yếu tố quan trọng quyết định giá thành của mặt hàng nhôm.

Ngay cả khi những nhà máy luyện nhôm của Trung Quốc buộc phải dừng hoạt động, phần sản lượng mất đi đó lập tức được bù lấp bởi một loạt những lò luyện thế hệ mới có chi phí thấp tại các tỉnh khu vực Tây Bắc như Tân Cương.

Nhưng theo lời của ông Klaus Kleinfeld, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của hãng Alcoa thì trên thị trường nhôm, Trung Quốc nằm trong một “thế giới” khác, ở đó những gì xảy ra không giống với phần còn lại của thế giới.

Và điều này đúng ở một khía cạnh nào đó.

Trong lĩnh vực nhôm nguyên khai (primary aluminium), chắc chắn những gì Trung Quốc sản xuất đều chỉ sử dụng ở Trung Quốc.

Điều này đã xảy ra kể từ năm 2006, khi Trung Quốc tăng thuế xuất khẩu lên 15%.

Kể từ đó họ trở thành thị trường nhập ròng nhôm, mặc dù khối lượng không lớn. Ngoại lệ duy nhất là năm 2009, khi nhập khẩu bùng nổ bởi có sự can thiệp của Chính phủ dưới hình thức các hãng sản xuất trong nước mua mạnh các hàng hóa “chiến lược”.

Không phải Trung Quốc thực sự cần thêm nhôm, nhập khẩu mạnh chỉ đơn giản là “cuộc chơi” chênh lệch giá, cả giá kim loại và tỷ lệ lãi suất cho trên thị trường tín dụng đen.

Kim loại đồng có thể thống trị thị trường tài chính như một tài sản thế chấp ở Trung Quốc, song nhôm cũng được sử dụng với mục đích tương tự, theo kết quả điều tra tại cảng Thanh Đảo. Trong một vụ bê bối lớn có liên quan tới khoảng 100.000 tấn nhôm và 200.000 tấn alumina.

Đáng chú ý là nhập ròng nhôm của Trung Quốc đã tăng chậm lại đáng kể trong 3 tháng qua, chỉ còn 19.000 tấn so với 109.000 tấn trong giai đoạn tháng 2 – tháng 4.

Điều này có thể phản ánh tình trạng giá nhôm tại Thượng Hải thấp hơn so với giá tại LME. Nhưng theo Rusal và Alcoa cùng một số hãng sản xuất phương Tây khác thì điều quan trọng là dòng chảy nhôm do Trung Quốc sản xuất không thoát ra khỏi thị trường của họ.

…và xuất khẩu sản phẩm nhôm

Việc các hãng sản xuất phương Tây phân tích tình hình sản xuất của Trung Quốc là muốn tách Trung Quốc ra khỏi các nước còn lại trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất, bởi nhôm do Trung Quốc sản xuất giờ đây hầu như không được xuất khẩu ra nước ngoài nữa.

Trung Quốc đã nhiều năm liền là nước xuất khẩu hợp kim nhôm. Khối lượng không lớn, chỉ khoảng 347.000 tấn trong năm 2013, nhưng đủ để cân đối với khối lượng nhôm nguyên khai mà họ nhập khẩu.

Quốc gia này là nguồn xuất khẩu sản phẩm nhôm lớn trong vòng gần một thập kỷ qua. Chính phủ nước này đã quyết liệt giảm ô nhiễm môi trường, trong đó có cả veiecj đóng cửa những lò luyện nhỏ, gia tăng sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng…Và nhìn chung sản phẩm của nước này có sức cạnh tranh cao chủ yếu nhờ chính sách ưu đãi về thuế.

Tuy nhiên vẫn có cơ sở để nghi ngờ rằng các con số về xuất khẩu có thể không phản ánh đúng bản chất của nó, bởi có thể nhôm đã được chuyển đổi thành các sản phẩm khác khi xuất khẩu để tránh bị đánh thuế nguyên liệu.

Các nhà phân tích lo ngại sự chênh lệch thuế lớn như vậy đang che dấu bản chất thực sự là Trung Quốc đang dư thừa nhôm.

Ngân hàng Macquarie đã dẫn dụ rằng, kim loại nguyên khai “được xuất khẩu dưới mã thuế tấm kim loại cũng như kim loại cuộn (dây CC) mà nhà nhập khẩu sẽ phải luyện, đúc và pha trộn để thành những chủng loại chuyên biệt ở mỗi thị trường tiêu thụ”.

“Chũng tôi tin rằng đây là kiểu thương mại mà nhiều nhà sản xuất nhôm Trung Quốc bắt đầu học theo trong vài năm qua để tránh bị đánh thuế 15% đối với nhôm nguyên khai, và điều đó khiến chúng tôi nghĩ rằng một khối lượng nhôm dư thừa của Trung Quốc đã được chuyển đổi sang những hình thức khác” (“Bình luận về Hàng hóa” của Macquarie...


Vân Chi

hangnt

Reuters

Trở lên trên