MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ

Khi nhà báo Nhật Bản Ueda Kenichi đến thăm Thượng Hải vào năm 1982, ông mô tả: “Thượng Hải về đêm ma quái một cách kỳ lạ, phố xá tối tăm, không có thương mại, không có cuộc sống về đêm, không dễ để tìm một nơi nào đó giải khuây với rượu”. Cảnh đêm ảm đạm này thật khó có thể tưởng tượng được đối với giới trẻ Trung Quốc ngày nay.

Mặc dù phát triển mạnh mẽ nhưng kinh tế ban đêm từ lâu đã bị nhìn với con mắt định kiến về sự ồn ào, rối loạn, tội ác và vô đạo đức. Kinh tế đêm được xem là chỉ dành cho những người tìm kiếm cảm giác mạnh và là cái gai trong mắt những người làm chính sách, muốn điều chỉnh hoặc xóa bỏ các hoạt động giải trí về đêm.

Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, phát triển kinh tế ban đêm đã được coi là một công cụ đổi mới đô thị, tạo việc làm, tăng doanh thu thuế vào ban đêm, thúc đẩy du lịch, ươm tạo các ngành công nghiệp sáng tạo và thậm chí thúc đẩy hoạt động chính trị. Quan trọng hơn cả, kinh tế ban đêm có tác động không nhỏ đến văn hóa Trung Quốc theo chiều hướng tích cực.

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 1.

Kể từ năm 2000, các thành phố của Trung Quốc đã cùng với các đối tác nước ngoài thúc đẩy cuộc sống về đêm như một chiến lược phát triển đô thị. Các khu phố đêm nổi lên ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu. Đây là nơi phục vụ du khách nước ngoài, nhà ngoại giao và các nhà đầu tư kinh doanh.

Các câu lạc bộ đêm gắn liền với sự ra đời của một nền văn hóa tiêu dùng xa xỉ. Ở những nơi này, hàng chục ngàn CNY có thể "bay" ngay trong một đêm ăn chơi thượng lưu. Chẳng hạn như "xe lửa sâm panh" được đặt hàng bởi người giàu có trong các câu lạc bộ "VIP", hay những ly cocktail "bespoke" giá 200 CNY được đặt hàng bởi những người sành ăn "cổ trắng" trong các quán bar "sayeasy" của Thượng Hải.

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 2.

Sự kiện khởi đầu trong quản trị cuộc sống về đêm thành thị là khai trương khu phức hợp Xintiandi nổi tiếng thế giới ở Thượng Hải vào năm 2001. Đây vốn một khu dân cư thế kỷ ở quận Luwan, đã bị phá hủy, được xây dựng lại và tái phát triển bởi tập đoàn Shui On Properties trong những năm 1990.

Xintiandi có quầy bar ở sảnh nghệ thuật, nhà hàng đêm khuya và câu lạc bộ khiêu vũ. Những khách hàng đầu tiên là người nước ngoài, và khách du lịch Thượng Hải. Xintiandi như một biểu tượng về sự trỗi dậy của Thượng Hải, tiến tới vị thế của một thành phố hàng đầu thế giới. Một sự phát triển hiện đại được tôn vinh, vì sự phổ biến của nó với những vị khách nước ngoài ở tầng lớp thượng lưu, tầng lớp trung lưu thành thị đang phát triển.

Và kinh tế đêm Thượng Hải mang đến một làn sóng văn hóa giải trí ban đêm đa sắc tộc ở Trung Quốc. Sự phát triển của Xintiandi và Bund đã trở thành mô hình cho các khu phố đêm tương tự ở các thành phố khác của Trung Quốc. Năm 2003, Hàng Châu đã mở phố đêm Xihu Tiandi trên Hồ Tây tuyệt đẹp. Năm 2004, Nam Kinh đã mở một khu phố đêm mang tên Nam Kinh 1912. Các nhà phát triển của Bund Three tại Thượng Hải đã tạo ra một khu phức hợp cao cấp khác trong Quân đoàn Bắc Kinh

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 3.

Các quán bar do chính phủ tài trợ đã xuất hiện ở một số khu vực của Quảng Châu trong cùng thời kỳ này, khi cuộc sống về đêm được coi là một chiến lược phát triển đô thị. Những phát triển này đã tái tạo không gian đô thị lịch sử như là địa điểm "ăn chơi" quốc tế.

Trên con đường Hengshan 97 năm tuổi ở trung tâm thành phố Thượng Hải, có một chiếc cổng nhỏ, khi mọi người đi qua nó vào ban đêm, họ sẽ bị mê hoặc bởi một quần thể các tòa nhà thanh lịch tràn ngập ánh sáng vàng dịu.

Với hơn một chục nhà hàng, quán cà phê và cửa hàng, khu phức hợp rộng 9.600 mét vuông, được gọi là ngõ Yong Ping, là một điểm đến cuộc sống về đêm của cả người Trung Quốc và người nước ngoài. Yong Ping là một cái nhìn thoáng qua về cuộc sống về đêm bùng nổ hiện hữu ở Thượng Hải và nhiều thành phố đêm khác ở Trung Quốc.

Khách du lịch đến Vũ Hán, trung tâm tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, có một điểm không thể bỏ qua ở thành phố đêm này: một con tàu du lịch thiết kế từ thế kỷ 20 trên sông Dương Tử với bốn boong và 98 cabin, nơi một bộ phim truyền hình lấy bối cảnh Vũ Hán năm 1920 được trình diễn với giá vé 200 CNY cho một đêm.

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 4.

Thế nhưng, không nên lầm tưởng rằng kinh tế đêm chỉ dành cho tầng lớp thượng lưu. Thực tế, kinh tế đêm và cuộc sống về đêm ngày càng phổ biến cũng như tạo ra nhiều nét văn hóa mới với tầng lớp trung lưu và lao động. Nổi bật nhất trong số này là văn hóa khiêu vũ đêm, có thể được xem là sự tiếp nối của những cơn sốt vũ điệu từ những năm 1920 đến giữa những năm 1950.

Khiêu vũ đã bị cấm thời Mao Trạch Đông, nhưng đã quay trở lại với người dân Trung Hoa với sự mở cửa năm 1979. Vào mùa hè năm 1980, tại các thành phố trên khắp đất nước, những người trẻ tuổi bắt đầu tổ chức các bữa tiệc khiêu vũ, tụ tập tại các công viên và không gian công cộng.

Mặc dù xuất phát từ tư bản những năm 1930 và 1940, khiêu vũ đêm của những năm 1980 đã trở thành một nền văn hóa của giai cấp công nhân, hoặc như một hoạt động giải trí của giới trẻ thành thị. Vào giữa những năm 1990 tại Thượng Hải, khiêu vũ trở thành một hoạt động tiêu biểu của lớp lao động làm công ăn lương (gongxin jieceng).

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 5.

Chỉ với vài CNY (hoặc thậm chí ít hơn), hầu như bất cứ ai cũng có thể tham gia một buổi khiêu vũ kéo dài hai tiếng (có bao gồm một tách trà, nước nóng và chỗ ngồi tại bàn gần sàn nhảy). Đẳng cấp trong vũ trường được thể hiện thông qua tính cách và phong thái, chứ không phải là sự phô trương của cải.

Đến năm 1995, Thượng Hải có hơn 1.500 vũ trường, khiến đây trở thành hình thức giải trí về đêm phổ biến nhất trong thành phố. Vũ trường không còn quá đắt đỏ và thu hút nhiều lứa tuổi hơn. Khiêu vũ đêm thời đó đã trở thành sở thích của cả những người lao động trung niên chứ không còn là biểu tượng của giới trẻ.

Các thành phố "không ngủ" đã mọc lên khắp đất nước. Người dân Trung Quốc, đặc biệt là những người ở độ tuổi hai mươi và ba mươi, rất muốn tận hưởng cuộc sống về đêm sôi động, dẫn đến nhu cầu về dịch vụ ban đêm tăng cao.

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 6.

Theo báo cáo của Học viện Du lịch Trung Quốc (CTA) và Meituan, một hướng dẫn thành phố trực tuyến giống như Trung Quốc của Yelp, mức tiêu thụ phục vụ đêm của Trung Quốc đã tăng 47% trong năm 2018 so với một năm trước đó. Không phải tầng lớp thượng lưu, giới trẻ và tầng lớp lao động mới là những người đóng góp lớn nhất cho tiêu dùng vào ban đêm ở Trung Quốc.

"Chúng tôi ngày càng có nhiều lựa chọn hơn cho cuộc sống về đêm" – bà Yao nói với phóng viên. Bà tin rằng chính quyền đang cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn cho người tiêu dùng bằng cách kích thích nền kinh tế ban đêm, điều này phản ánh khía cạnh cung cấp đang diễn ra của cải cách cơ cấu ở Trung Quốc.

"Nếu bạn là một người hướng ngoại, bạn có thể đến quán bar với bạn bè. Nếu bạn cần không gian cá nhân để học tập hay làm việc, nhà sách 24 giờ có thể là một lựa chọn tốt", bà Yao nói.

Bằng cách này hay cách khác, những người thuộc tầng lớp lao động ở thành thị Trung Quốc sẽ luôn có những phiên bản kinh tế ban đêm của riêng họ.

Kinh tế đêm của “giới elite” Trung Quốc và điều bất ngờ đến từ giới trẻ - Ảnh 7.
Thái Trang
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ

Thái Trang

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên