MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lại là một phiên giao dịch “buồn” của cổ đông thép, ngày “về bờ” ngày càng xa

Giá cổ phiếu thép rớt theo theo đà rơi của giá thép

Giá cổ phiếu thép rớt theo theo đà rơi của giá thép

Theo nghị định mới của Chính phủ, thuế nhập khẩu thép xây dựng, thép tấm với giảm từ từ 5% đến 10%.

Phiên giao dịch ngày đáo hạn phái sinh (18/11) tiếp tục là nối dài chuỗi ngày "mất máu" của cổ đông thép khi cổ phiếu của các doanh nghiệp thép giảm sâu. Cụ thể, HPG giảm 2,8% thủng mốc 50.000 đồng xuống còn 49.950 đồng/cổ phiếu; HSG giảm 6,1% xuống còn 39.900 đồng/cổ phiếu, NKG giảm 5% xuống còn 44.000 đồng/cổ phiếu; TLH giảm 5,1% xuống 20.550 đồng/cổ phiếu, TVN giảm 5,3% xuống còn 17.900 đồng/cổ phiếu, TIS, SMC đều giảm trên 5%...

Lại là một phiên giao dịch “buồn” của cổ đông thép, ngày “về bờ” ngày càng xa - Ảnh 1.

Cổ phiếu HPG giảm trong tuần qua, dù mức giảm thấp nhất trong các cổ phiếu ngành thép

Đà giảm mạnh của các cổ phiếu thép bắt nguồn từ giữa tháng 10 đến nay, nhiều cổ phiếu đã rớt giá mạnh so với đỉnh được thiết lập. Chẳng hạn, HPG đã mất giá hơn 14% từ đỉnh 58.000 đồng/cổ phiếu, HSG giảm 21% từ đỉnh 49.850 đồng/cổ phiếu, NKG giảm gần 22% từ đỉnh 55.700 đồng/cổ phiếu… Với mặt bằng giá mới này, những cổ đông mua cuối tháng 10 và đầu tháng 10 vẫn ở rất "xa bờ".

Lại là một phiên giao dịch “buồn” của cổ đông thép, ngày “về bờ” ngày càng xa - Ảnh 2.

Cổ phiếu HSG rớt giá trong 1 tuần.

Điều đáng nói, không những giá giảm mạnh, thanh khoản của các cổ phiếu thép cũng tăng cao. Riêng phiên hôm nay, HPG đã lập đỉnh thanh khoản, cao nhất sàn với 58,47 triệu cổ phiếu - tức gần 3.000 tỷ đồng. HSG thanh khoản cũng vượt 18,3 triệu đơn vị còn NKG vượt 12,1 triệu đơn vị.

Đợt giảm quy mô lớn của cổ phiếu thép này bắt nguồn từ tổng hoà nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, giá thép tương lai giảm mạnh trong khi các doanh nghiệp thép đang có tồn kho lớn. Tồn kho lớn sẽ là "món quà" trong thị trường giá lên nhưng khi thị trường giá xuống, đó sẽ là một nguy cơ ăn mòn lợi nhuận doanh nghiệp.

Số liệu từ Tradingeconomics cho biết giá thép cây hiện chỉ còn 4.308 Nhân dân tệ/tấn, giảm khoảng 28% so với đỉnh được thiết lập vào đầu tháng 10.

Tương tự, quặng sắt – nguyên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp thép cũng lao dốc mạnh từ vùng đỉnh 230 USD/tấn (tháng 5/2021) và hiện chỉ còn khoảng 85 USD/tấn, tương ứng mức giảm 63%, tương đương với giá quặng sắt trước dịch Covid-19. Với đà giảm của giá thép thế giới, giá thép trong nước cũng đang có diễn biến tương tự. Giá HRC tại Trung Quốc cũng đang giảm nhẹ 0,52% xuống còn 768 USD/tấn, tương ứng giảm 25% so với mức đỉnh 1.025 USD/tấn hồi tháng 5/2021.

Về phía trong nước, Hoà Phát ngày 16/11 cũng phát đi thông tin việc giảm giá thép cây và thép cuộn các loại 300.000 đồng/tấn. Giá thép cuộn Hòa Phát miền Bắc sáng 17/11 chỉ còn 16.660 đồng/kg, giảm nhẹ 2% so với 2 ngày trước đó.

Nguyên nhân quặng sắt giảm giá đó là do tồn trữ nguyên liệu này tại Trung Quốc đạt mức cao nhất 31 tháng, một phần do nhu cầu tại nước sản xuất thép hàng đầu thế giới giảm. Tồn trữ quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc trong tuần trước tăng lên 147,6 triệu tấn – cao nhất kể từ tháng 4/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết.

Sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 10/2021 đạt 71,58 triệu tấn, giảm tháng thứ 5 liên tiếp và giảm 23,3% so với cùng tháng năm ngoái.

Thứ hai, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 101/2021/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Trong đó, giảm thuế suất thuế nhập khẩu MFN của một số sản phẩm thép xây dựng, thép tấm với mức giảm thuế suất từ 5% đến 10%. Bộ Tài chính cho biết, giảm thuế các mặt hàng nhập khẩu sẽ giúp giá hàng hoá trong nước hạ nhiệt.

Công ty Chứng khoán Bảo Việt vừa mới đưa ra ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Hoà Phát trong quý 4 đạt lần lượt 46.023 tỷ, tăng 78% so với cùng kỳ và 10.893 tỷ, tăng 133,7% so với cùng kỳ nhờ sản lượng tăng mạnh. Song, giá bán HRC và thép xây dựng dự kiến giảm làm biên lợi nhuận của HPG giảm so với quý 3. Theo đó, chúng tôi ước tính giá bán HRC trong quý 4 đạt 890 USD/tấn, giá thép xây dựng đạt 16,5 triệu đồng/tấn.

Quý 4 dự kiến sản lượng tiêu thụ thép xây dựng của HPG tăng mạnh lên 1,18 triệu tấn nhờ nhu cầu xây dựng dồn tích sau khi bị dừng lại trong nhiều tháng để thực hiện giãn cách. Quý 4 đồng thời cũng là quý cao điểm về tiêu thụ thép của HPG khi nhu cầu xây dựng cuối năm rất lớn, HPG thực hiện đẩy mạnh xuất khẩu thép xây dựng và nhu cầu đầu tư công lớn trong thời gian tới giúp tiêu thụ thép xây dựng của HPG được đẩy mạnh

"Chúng tôi dự báo năm 2022 doanh thu của HPG ước đạt 147.932 tỷ đồng giảm nhẹ 2% so với cùng kỳ và lợi nhuận 33.181 tỷ, giảm 12% so với năm trước. Giá thép xây dựng dự báo giảm xuống 14,5 triệu đồng/tấn (-9,4%) trong năm 2022. Giá HRC dự báo giảm xuống 17 triệu đồng/tấn (-11,5%) trong năm 2022. Tình trạng đứt gãy nguồn cung dần được giải quyết giúp chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm thép sẽ thấp hơn năm 2021", báo cáo nêu.

Anh Minh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên