MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lehman Brothers - Những khoảnh khắc kinh hoàng ngày 15/9 của 8 năm về trước

15-09-2016 - 09:09 AM | Tài chính quốc tế

Ngày này đúng 8 năm trước, nước Mỹ chứng kiến một ngân hàng đầu tư hàng đầu bị phá sản.

Ngày 15/9/2008, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản với khoản nợ lên tới 619 tỷ USD. Sự sụp đổ của Lehman Brothers khiến thị trường tài chính toàn cầu rung lắc, châm ngòi cho cuộc khủng hoảng ngân hàng tồi tệ nhất thế giới trong vòng một thế kỷ.


Trụ sở của ngân hàng Lehman Brothers ở New York được chỉnh trang lại hoàn toàn từ đêm Chủ nhật cách đây đúng 8 năm khi một đám đông người hiếu kỳ đứng nhìn các nhân viên khăn gói rời khỏi tòa nhà này. Ảnh: AP.

Trụ sở của ngân hàng Lehman Brothers ở New York được chỉnh trang lại hoàn toàn từ đêm Chủ nhật cách đây đúng 8 năm khi một đám đông người hiếu kỳ đứng nhìn các nhân viên khăn gói rời khỏi tòa nhà này. Ảnh: AP.

Sau khi kết thúc đàm phán thất bại với Barclays và Bank of Americao, Lehman Brothers đi đến quyết định cuối cùng - đệ đơn phá sản đến giới chức Mỹ. Chấm dứt cuộc đời của một ngân hàng đầu tư 158 tuổi. Bộ Tài chính Mỹ đã phản đối kịch liệt việc sử dụng tiền của chính phủ để giải cứu ngân hàng, mặc dù phía này vẫn dùng 30 tỷ USD để hỗ trợ cho thương vụ JP Morgan mua lại Bear Stearns.


Một nhân viên xếp đồ rời khỏi văn phòng Lehman Brothers tại Anh. Ảnh: Getty.

Một nhân viên xếp đồ rời khỏi văn phòng Lehman Brothers tại Anh. Ảnh: Getty.

80 chi nhánh của ngân hàng này trên toàn thế giới bị đóng cửa khiến cho hơn 2 triệu nhân viên ngân hàng phải nghỉ việc.


Ảnh: PA.

Ảnh: PA.

Hai nhân viên của Lehman trong ngày rời công ty. Ảnh: Getty.
Hai nhân viên của Lehman trong ngày rời công ty. Ảnh: Getty.

Vụ việc một ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ, mới năm trước còn báo cáo lợi nhuận tích cực mà đã sụp đổ chỉ trong "nháy mắt" không khỏi thu hút sự quan tâm đông đảo của giới báo chí.


Một nhân viên giao dịch mang màu áo của Lehman Brothers trong ngày ngân hàng tuyên bố phá sản. Ảnh PA.

Một nhân viên giao dịch mang màu áo của Lehman Brothers trong ngày ngân hàng tuyên bố phá sản. Ảnh PA.

Rất nhiều nhân viên của Lehman Brothers trong đó có Steve Goldstein - cựu nhân viên của Lehman Brothers người đã bị sa thải từ trước đó năm 1993 đến ký tên lưu bút tại tấm biển trước cửa trụ sở Lehman Brothers New York để bày tỏ niềm kính trọng đối với người mà cả thế giới ruồng bỏ - CEO cuối cùng của ngân hàng này.


Steve Goldstein để lại lưu bút trên bức chân dung của Richard Fuld. Cựu nhân viên của Lehman Brothers người đã bị sa thải từ năm 1993 đến ký tên lưu bút tại tấm biển trước cửa trụ sở Lehman Brothers New York để bày tỏ niềm kính trọng đối với người mà cả thế giới ruồng bỏ - CEO cuối cùng của ngân hàng này. Ảnh: Louis Lanzano/AP

Steve Goldstein để lại lưu bút trên bức chân dung của Richard Fuld. Cựu nhân viên của Lehman Brothers người đã bị sa thải từ năm 1993 đến ký tên lưu bút tại tấm biển trước cửa trụ sở Lehman Brothers New York để bày tỏ niềm kính trọng đối với người mà cả thế giới ruồng bỏ - CEO cuối cùng của ngân hàng này. Ảnh: Louis Lanzano/AP


CEO Richard Fuld bị tra hỏi bởi những người phản đối sau khi ông rời khỏi Capital Hill. Ảnh: PA.

CEO Richard Fuld bị tra hỏi bởi những người phản đối sau khi ông rời khỏi Capital Hill. Ảnh: PA.

Sự sụp đổ của Lehman Brothers khiến thị trường tài chính toàn cầu chao đảo. Tại sàn SGDCK London, bắt đầu phiên giao dịch ngày ngân hàng này sụp đổ, chỉ số FTSE giảm 56,50 điểm cơ bản.


Chỉ số FTSE sáng ngày 15/9/2008. Ảnh: Telegraph.

Chỉ số FTSE sáng ngày 15/9/2008. Ảnh: Telegraph.

Thị trường chứng khoán ở nhiều nơi khác cũng biến động mạnh.


Giá dầu giảm khiến chỉ số TSX của Toronto giảm 4%. Ảnh: Reuters.

Giá dầu giảm khiến chỉ số TSX của Toronto giảm 4%. Ảnh: Reuters.

Ngày 16/9, thị trường chứng khoán tại Hong Kong giảm 5,4% và Thượng Hải giảm 4,5%, mặc dù trước đó NHTW đã cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong 6 năm.

Tháng 12/2010, chiếc biển Lehman Brothers được mua với giá 42.050 bảng trong một phiên đấu giá các tài sản của Lehman Brothers tại Christie’s. Nhiều người cho rằng đây là một sự sỉ nhục đối với ngân hàng Lehman Brothers và mức giá chiến thắng là "điên rồ". Những nhà sưu tầm kỷ vật đã không bỏ lỡ cơ hội thu thập những gì còn sót lại của ngân hàng, như sách hay các tác phẩm nghệ thuật treo trên tường.


Tấm biển Lehman Brothers được đem ra đấu giá. Ảnh: Getty.

Tấm biển Lehman Brothers được đem ra đấu giá. Ảnh: Getty.

Anh Sa

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên