MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lịch sử "phá hoại" và lý do tại sao nhiều ông lớn bán lẻ thực phẩm lại khiếp sợ Amazon đến thế

18-06-2017 - 08:00 AM | Tài chính quốc tế

Ngay sau khi tuyên bố mua lại chuỗi nông sản hữu cơ Whole Foods, Amazon đã khiến cổ phiếu của nhiều ông lớn có “máu mặt” trong lĩnh vực thực phẩm như Wal-Mart, Target, Costco, Kroger giảm mạnh.

Amazon có truyền thống "chọc ngoáy" các thị trường từ nhà sách đến cửa hàng điện tử và bán lẻ. Vừa qua, Amazon đã tuyên bố mua lại gã khổng lồ Whole Foods với giá 13,7 tỷ USD - một động thái khiến nhà đầu tư lo sợ bán lẻ thực phẩm sẽ lại rơi vào vết xe đổ của 3 ngành hàng trước đó.

Nhà sách

Trước khi trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới như hiện nay, năm 1997, Amazon được thành lập với vai trò là một hiệu sách trực tuyến. Lúc đó, hai ông lớn trong ngành là Barnes & Nobles và Borders đang nắm hầu hết thị phần.

Do nhu cầu muốn mua sách tại nhà, dần dần Amazon đã chiếm được thị phần của 2 ông lớn. Đến năm 2007, Amazon tung ra Kindle - sản phẩm cho phép người dùng mua và đọc sách thông qua một công ty.

Sự ra đời của Kindle đã đẩy cổ phiếu Amazon tăng nhẹ và đến năm 2009, khi doanh số bán hàng của Kindle "cất cánh" thì cổ phiếu của Amazon mới thực sự tăng mạnh.

Hãng Borders đã không thể duy trì tốc độ tăng trưởng như trước. Trong năm 2011, công ty này đã phải đóng cửa và nộp đơn phá sản.

Barnes & Noble vẫn có thể theo kịp Amazon, nhưng doanh thu hãng này đã bắt đầu giảm 4% trong năm 2013 và tiếp tục giảm trong những năm sau đó. Từ năm 2012 đến 2015 giảm 15%.

Trong khi đó, Amazon không ngừng tăng trưởng thị phần. Trong một nỗ lực đưa trải nghiệm mua sách trực tuyến đến với thế giới thực, Amazon đã mở cửa hàng sách đầu tiên ở New York trong tháng trước. Để mua hàng, người dùng chỉ cần quét code của sản phẩm lên máy để thanh toán trực tuyến.

Cửa hàng điện tử

Động thái mở rộng của Amazon vào ngành hàng điện tử đã khiến các gã khổng lồ trong ngành như RadioShack và Circuit City phải trả giá đắt.

Vào tháng 2/2015, RadioShack đã tuyên bố nộp đơn xin phá sản. Mặc dù vẫn duy trì hệ thống cửa hàng, nhưng chỉ tính riêng trong tháng này 1.000 cửa hàng đã bị đóng cửa. Công ty chỉ còn lại 72 của hàng hoạt động.

Từng là nhà bán lẻ điện tử tiêu dùng số 2 của Mỹ, Circuit City đã đệ đơn xin phá sản vào tháng 11/2008. Sau đó, thương hiện này đã được bán cho một công ty khác. Chủ mới của Circuit City cũng đã cố gắng khôi phục, đưa vào dịch vụ bán hàng trực tuyến nhưng cuối cùng vẫn phải đóng cửa vào năm 2012.

Best Buy có thể là cửa hàng điện tử duy nhất có thể "chiến đấu" với Amazon. Cổ phiếu của công ty đã chạm mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 5 vì nó tập trung vào việc bán hàng trực tuyến và cung cấp trải nghiệm cho người tiêu dùng tuyệt vời.

Bán lẻ

Chịu ảnh hưởng lớn nhất có lẽ là ngành bán lẻ. Số lượng khách hàng lưu thông trong các trung tâm thương mại đã giảm đi trông thấy. Số lượng người mua sắm ít hơn có nghĩa là doanh số bán hàng giảm đi và không khó để nhận ra điều đó trong báo cáo thu nhập.

Kể từ đầu năm đến nay, Sears đã đóng cửa hàng loạt cửa hàng và sa thải nhiều nhân viên. Mới hôm thứ 3, công ty này lại tuyên bố sa thải thêm 400 nhân viên - một động thái nhằm cắt giảm chi phí và ngăn chặn khả năng phá sản.

Macy's - chuỗi thời trang lớn nhất nước Mỹ cũng trong hoàn cảnh tương tự sau một mùa mua sắm đáng thất vọng.

Trong tuần này, Gymboree đã đệ đơn xin phá sản. Các nhà phân tích dự đoán nhiều công ty cũng sẽ phải đối mặt với số phận tương tự.

Trong khi đó Amazon không có dấu hiệu gì của việc sa sút hoặc tăng trưởng chậm lại.

Anh Sa

CNBC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên