MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lối đi nào cho maketing hóa sản phẩm cổ truyền?

05-10-2016 - 10:00 AM | Doanh nghiệp

20 năm tuổi đời cho một thương hiệu Việt kinh doanh dòng sản phẩm thuần Việt, Hồng Lam đang bứt phá ra sao trong cuộc chiến marketing khốc liệt?

Có ý kiến cho rằng: “Thị trường bánh kẹo Việt chẳng khác nào “con đường tơ lụa” của các đại gia ngoại”. Một số nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Nhật Bản đã chọn đối tác liên doanh cũng là những doanh nghiệp có vai vế trên thị trường bánh kẹo Việt.

Nhiều nhà sản xuất bánh kẹo hàng đầu Hàn Quốc cũng muốn thâu tóm thị trường vốn đầy tiềm năng với hơn 90 triệu dân này. Với sự hậu thuẫn của các “đại gia ngoại”, ngân sách đầu tư cực “khủng” dành cho marketing, các sản phẩm bánh kẹo ngoại nhanh chóng đến gần tay người tiêu dùng hơn.

Người Việt dần quên đi những món quà tiêu biểu của ẩm thực Việt. Sản phẩm cổ truyền, nếu không nhận thức tư duy marketing đổi mới sẽ phải lãnh một kết thúc đáng buồn. Vậy lối đi nào cho những doanh nghiệp thuần Việt đang loay hoay trong những sản phẩm thuần Việt?

Để giải đáp cho câu hỏi này, xin được lấy ô mai Hồng Lam, thương hiệu tiêu biểu cho các dòng sản phẩm cổ truyền đã tồn tại 20 năm làm ví dụ. Doanh nghiệp 100% thuần Việt này hiện đang sở hữu gần 50 điểm bán trên toàn quốc và nhà máy sản xuất quy mô công nghiệp đạt tiêu chuẩn VSATTT (ISO 22000).

Trong khi đó, trưởng thành cùng Hồng Lam 20 năm hoặc hơn thế, nhưng thị trường ô mai mới chỉ dừng lại ở các hộ gia đình và sản xuất thủ công nhỏ lẻ. Chiến lược marketing “con đường xanh trong đại dương đỏ” của những năm 2000 này đã khiến cho ông chủ ô mai Hồng Lam dường như không có đối thủ.

Marketing “0 đồng”

Ở Hàng Đường, chỉ duy nhất số nhà 11, cửa hàng Hồng Lam cho khách ăn thử ô mai xả láng. Năm 2003, ông chủ này còn mạnh dạn tổ chức Lễ hội ăn thử, cứ 2h mở cửa lại thu về 10 kg hột, trung bình 1 tạ hột/ ngày.

Nhưng điều đặc biệt hơn, Hồng Lam biết áp dụng đúng nơi đúng chỗ. Doanh nghiệp này tận dụng lợi thế lớn của mình, chính từ tập khách hàng phụ nữ, thích tán ngẫu, hay chia sẻ lại rất nhạy đám đông. Hiệu ứng đám đông lan truyền rất nhanh, cửa hàng tưởng lỗ mà lãi. Chị em ra về, người ít thì 5 lạng, người nhiều thì 5-7 cân mà cửa hàng lại còn có tiếng là buôn bán sởi lởi.

Hồng Lam đã lớn lên nhờ phương phức “truyền miệng”. Điều đáng mơ ước của ngay những doanh nghiệp trăm tỉ ngày nay.

Hoa hậu Ngọc Hân ghé thăm cửa hàng Hồng Lam 82-84 Hàm Nghi, Q1, TP.Hồ Chí Minh.
Hoa hậu Ngọc Hân ghé thăm cửa hàng Hồng Lam 82-84 Hàm Nghi, Q1, TP.Hồ Chí Minh.

Câu chuyện chưa dừng lại ở đó

Thị trường ngày một khốc liệt càng đỏi hỏi doanh nghiệp phải đổi mới, điều này không trừ những doanh nghiệp đã có đà vị thế “Top of mind” nghĩ đến ô mai là nghĩ đến Hồng Lam.

Tìm hiểu sâu vào thị trường ngách này mới thấy, mỗi năm Hồng Lam lại cho ra nhiều dòng sản phẩm ô mai thế hệ mới, cải tiến về hương vị, khác hẳn với suy nghĩ thông thường về một món ăn truyền thống, cũ kỹ. Hay như nhu cầu về ô mai trở thành quà tặng du lịch Việt, bao bì ngày càng mỏng, gọn nhẹ phù hợp với thời đại.

Công cụ marketing hiện đại vào cuộc để Hồng Lam khẳng định vị thế “top of mind” của mình. Năm 2010, sau khi sở hữu chuỗi các cửa hàng, ông chủ Hồng Lam thành lập phòng Marketing riêng để quản lý bộ nhận diện.

Trang Fanpage chính thức “Ô mai Hồng Lam – Tinh hoa quà Việt” đạt tới hơn 200.000 lượt thích. Ra mắt vào năm 2006, website honglam.vn đã trải qua 3 version. Version thứ 3 tích hợp thương mại điện tử (bán hàng qua hotline 1800 6657) vừa đi vào hoạt động vào tháng 03/2016. Hồng Lam phủ sóng rộng khắp tại các hội chợ xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế như ở Dubai và Thượng Hải.

Website thương mại điện tử của Hồng Lam phục vụ mở rộng thị trường.
Website thương mại điện tử của Hồng Lam phục vụ mở rộng thị trường.

Thầy Nguyễn Đức Sơn (Học viện thương hiệu Plato) đã từng chia sẻ trên trang Facebook của mình: “Ô Mai Hồng Lam là case điển hình về xây dựng thương hiệu dựa vào những giá trị về văn hoá và cảm xúc. Rất đáng học hỏi cho các thương hiệu nông sản khác của Việt Nam…”

Thế mới thấy, không cần rót vốn trăm tỉ, doanh nghiệp Việt vẫn có lối đi cho sản phẩm cổ truyền của riêng mình. Đơn giản là việc luôn luôn biết kết hợp giữa truyền thống và hiện đại và tuân thủ “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên