MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lời tiên đoán trở lại chính trường với vai trò quan trọng của "ông trùm đả hổ" Trung Quốc

05-12-2017 - 15:13 PM | Tài chính quốc tế

Đối với 7 Ủy viên thường vụ của Bộ chính trị Trung Quốc, "7 lên 8 xuống" là một quy tắc ngầm, tức cán bộ 67 tuổi có thể được bầu vào vị trí này, nhưng một người 68 tuổi sẽ "không đủ tiêu chuẩn", đồng nghĩa sẽ về hưu.

Ở tuổi 69, Cựu Bí thư Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc CCDI Vương Kỳ Sơn , người từng đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình khởi xướng những năm qua đã không còn là thành viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc sau Đại hội khóa 19 được diễn ra vào cuối tháng 10 vừa qua.

Trước khi Đại hội 19 diễn ra, giới phân tích từng dự đoán, bằng cách nào đó như phá bỏ quy tắc "7 lên 8 xuống", ông Tập sẽ giúp Vương - vốn được coi là trợ thủ đắc lực của nhà lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục lưu nhiệm sau sự kiện này.

Đối với 7 Ủy viên thường vụ của Bộ chính trị Trung Quốc, "7 lên 8 xuống" là một quy tắc ngầm, tức cán bộ 67 tuổi có thể được bầu vào vị trí này, nhưng một người 68 tuổi sẽ "không đủ tiêu chuẩn", đồng nghĩa sẽ về hưu.

Tuy nhiên, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP - Hồng Kông) cho hay, ông Vương Kỳ Sơn sẽ vẫn tham gia các cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, nơi đưa ra những quyết định chủ chốt, đây là một đặc quyền hiếm hoi giúp ông vẫn có những ảnh hưởng chính trị.

Theo SCMP, những vai trò mới của Vương sẽ hợp lý hơn nếu có thể giúp ông này tiếp tục hỗ trợ cho Chủ tịch Tập Cận Bình như trong nhiệm kỳ 5 năm trước mà không vi phạm các quy định không chính thức về độ tuổi nghỉ hưu.

Vương Kỳ Sơn sẽ trở lại?


Cựu Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn (phải) gặp gỡ Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hồi tháng 9/2017 - trước Đại hội 19. Ảnh: SCMP

Cựu Bí thư CCDI Vương Kỳ Sơn (phải) gặp gỡ Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long hồi tháng 9/2017 - trước Đại hội 19. Ảnh: SCMP

Từ năm 2012, Vương là cánh tay phải đắc lực của ông Tập Cận Bình, giúp nhà lãnh đạo Trung Quốc tiến hành những cuộc điều tra chống tham nhũng nhắm tới hàng trăm quan chức, qua đó giúp củng cố quyền lực của ông Tập. Thậm chí, ông Vương Kỳ Sơn còn được đánh giá là "nhân vật quyền lực thứ hai" trên chính trường Trung Quốc, sau ông Tập.

Trước đó, có nhiều suy đoán về vai trò của Vương ngay sau khi ông rời Ban Thường vụ như có thể ông sẽ nắm giữ vị trí đứng đầu một hoặc hai nhóm lãnh đạo trong đảng hoặc có thể dẫn dắt một ủy bản mới thành lập khác kết hợp các chức năng chống tham nhũng của đảng và chính quyền Trung Quốc.

SCMP tiết lộ, ông cũng có thể được bổ nhiệm một chức vụ quan trọng trong nhà nước vào kỳ họp Lưỡng hội tháng 3 năm sau. Theo thông lệ, cơ quan lập pháp quốc gia sau đó sẽ thông qua bộ máy lãnh đạo, trong đó bao gồm việc ông Tập Cận Bình có thể được tái bầu là Chủ tịch nước cho nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo.

Những dấu hiệu đầu tiên về vai trò mới của Vương có thể thấy trong hai cuộc gặp của ông với các chính khách vào tháng Chín trước khi có những thay đổi trong bộ máy lãnh đạo: Cuộc gặp công khai với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và cuộc gặp riêng với Steve Bannon, từng là Trưởng chiến lược gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo đánh giá, vai trò mới khá phù hợp với Vương bởi với một vị trí cấp cao nhất định, ông có thể trực tiếp, công khai tiếp đón những nguyên thủ các nước đến thăm.

Việc được tiếp cận với các cuộc họp của Ban Thường vụ Bộ Chính trị sẽ giúp ông được tham gia vào những vấn đề mang tính chiến lược hơn so với các vị trí trước đó chỉ tập trung vào các vấn đề chống tham nhũng, SCMP nhận định.

Tờ này cũng cho rằng, những thành công trong chiến dịch chống tham nhũng và năng lực giải quyết vấn đề và cố vấn đã được thực tế chứng minh của Vương khiến ông khó có thể lui về sau chính trường.

Hơn nữa, theo SCMP, việc giữ lại Vương Kỳ Sơn cũng là cách để khẳng định chiến dịch chống tham nhũng vẫn sẽ được đẩy mạnh cũng như giúp ông Tập Cận Bình tập trung quyền lực và tăng cường sự ổn định chung của chính trị Trung Quốc.

Theo Việt Hương

Thời Đại

Trở lên trên