MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Môi giới “nhảy” sang làm ông chủ đầu tư BĐS: Không phải miếng bánh ngon

26-06-2017 - 10:46 AM | Bất động sản

Khác với khi chỉ là đơn vị phân phối bán sản phẩm, với vai trò là chủ đầu tư dự án thì nhu cầu về vốn rất lớn, vì thế, theo chuyên gia các đơn vị phân phối khi nhảy sang làm “ông chủ” dự án sẽ gặp nhiều khó khăn...

Từ môi giới nhảy sang làm chủ đầu tư dự án bất động sản của một số đơn vị tại Hà Nội gần đây khiến thị trường thêm phần “nóng” hơn.

Đơn cử, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản Thế Kỷ (CenInvest ) là một trong những đơn vị tham gia kinh doanh, hợp tác đầu tư và phát triển một số dự án như Park View Residence, The Golden Palm… và sắp tới là dự án The K – Park.


Đây là một trong số các dự án của đơn vị làm phân phối dự án nhảy sang đầu tư phát triển dự án đang triển khai nằm trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội).

Đây là một trong số các dự án của đơn vị làm phân phối dự án nhảy sang đầu tư phát triển dự án đang triển khai nằm trên đường Lê Văn Lương (Hà Nội).

Công ty cổ phần Dịch vụ hàng không Thăng Long (Taseco) đã trở thành một chủ đầu tư bất động sản từ một doanh nghiệp làm dịch vụ bất động sản từ nhiều năm trước, với việc sở hữu hàng loạt dự án nhà ở, khu đô thị mới ở Hà Nội như: chung cư Taseco Complex - An Bình Complex - Phú Mỹ Complex, Khu đô thị Ngoại giao đoàn….

Tháng 5 vừa qua, Liên minh G5 gồm các sàn giao dịch bất động sản là Đất Xanh Miền Bắc, Maxland, Asiareal và DTJ đã chính thức công bố đầu tư dự án mang tên Tây Hồ Riverview.

Hay mới đây, Danko Group là đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm chung cư cũng đã được lãnh đạo doanh nghiệp này tiết lộ sắp tới sẽ trực tiếp đứng ra đầu tư một số dự án bất động sản phân khúc trung cấp tại Hà Nội.

Không thể phủ nhận việc những đơn vị phân phối các sản phẩm lâu năm có quá trình tích lũy các kinh nghiệm khi đánh giá được thị trường, hiểu được nhu cầu của khách hàng nên sẽ có hướng đầu tư trúng vào những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, khác với lúc chỉ là đơn vị phân phối bán sản phẩm, khi với vai trò là chủ đầu tư dự án thì nhu cầu về vốn lớn bên cạnh khả năng đầu tư phát triển dự án.

Trao đổi với PV Infonet về hướng đi của các đơn vị môi giới, ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cũng cho rằng, thách thức lớn nhất là nguồn lực của các đơn vị phân phối bất động sản chưa lớn, khi chuyển sang thực hiện dự án sẽ gặp nhiều khó khăn.

Song ông cho Điệp cho rằng, đây cũng chính là vấn đề khó khăn chung của các doanh nghiệp hiện nay bởi cơ chế nguồn lực của các doanh nghiệp hiện nay rất hữu hạn khi chỉ có quỹ và ngân hàng là doanh nghiệp được huy động hợp pháp. Còn nguồn kiều hối, nguồn tiền vàng rất lớn trong dân…nhưng chưa được phép huy động.

“Trong tương lai, khoảng 5 - 7 năm nữa các sàn bất động sản mạnh sẽ thống lĩnh thị trường. Chính các đơn vị phân phối, các sàn bất động sản sẽ là những nhà đầu tư thứ thiệt bởi họ nắm được thị trường và nhu cầu người mua. Nhà môi giới chuyển sang nhà đầu tư sẽ biết được thị hiếu của khách hàng sẽ có chiến lược, góc nhìn rộng hơn so với các chủ đầu tư hiện nay khi đã tiếp xúc với nhiều khách hàng, cũng như ý tưởng của những nhà đầu tư nhỏ lẻ. Đây là xu thế tạo nên sự cạnh tranh quyết liệt giữa các chủ đầu tư và các sàn”, ông Điệp đánh giá.

Đồng thời, ông Điệp cũng cho rằng, khi có nhiều nhà môi giới chuyển sang đầu thư thực hiện dự án bất động sản sẽ tốt cho thị trường, tạo sự cạnh tranh quyết liệt, có lợi cho thị trường và người dân. Bởi lẽ, khi có càng nhiều sản phẩm thì buộc các chủ đầu tư phải cạnh tranh làm những sản phẩm tốt, giá hợp lý để thu hút người mua, còn khách hàng thì có nhiều lựa chọn hơn.

Song, với dự báo của các đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản thì nguồn cung “khủng” khoảng gần 41.000 căn hộ sẽ gia nhập thị trường Hà Nội trong năm nay, cùng với lượng hàng tồn kho riêng phân khúc chung cư trên 3.000 căn thì đây cũng là những thách thức lớn đối với các chủ đầu tư dự án mới thời điểm này.

Theo Minh Thư

Infonet

Trở lên trên