MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỗi năm người Việt chi 3 đến 4 tỷ USD đi du học

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, hàng năm số HSSV ra nước ngoài học, nghiên cứu nhiều, với khoảng 3 - 4 tỷ USD dưới dạng các chi phí khác nhau.

Sáng 6/6, chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, ĐB Nguyễn Văn Thân đặt câu hỏi, hiện có DN nước ngoài mở trường với mức học phí 400 – 500 triệu đồng. Vậy bộ có giải pháp gì thu hút DN nội tham gia vào lĩnh vực này?

ĐB Đào Tú Hoa đặt câu hỏi với 200 nghìn sinh viên ra trường thất nghiệp, giải pháp khắc phục tình trạng này ra sao?

ĐB Hồ Thị Vân, Quảng Ngãi: Đổi mới ngành giáo dục, chúng ta mất bao lâu để đi hết con đường quá độ này? Chúng ta đã đi đến đâu sau khi thay đổi, chúng ta sẽ đạt được bao nhiêu mục tiêu đổi mới căn bản ngành giáo dục?

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, những vấn đề ĐB nêu lên “đánh đúng vào  trọng tâm ngành giáo dục đào tạo phải giải quyết”.

Theo bộ trưởng, vấn đề căn cốt ở đây là vấn đề phân luồng. Thực tế chưa có sự hướng nghiệp phân luồng, tập trung kiến thức, coi nhẹ thực hành, ít gắn với đời sống bên ngoài. Do vậy phải tiếp tục thực hiện hiệu quả phân luồng, đẩy mạnh giáo dục lồng ghép, gắn nội dung đào tạo với thực tiễn. Bộ GD sẽ cùng Bộ lao động, tạo ra sự hấp dẫn trong việc học, nếu không ra trường sẽ rất khó tìm việc làm.

Câu hỏi của ĐB, theo Bộ trưởng Nhạ, đây là vấn đề được nhiều người quan tâm, không chỉ về văn hóa kiến thức mà còn là vấn đề đạo đức. Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu và vai trò tham gia đóng góp của xã hôi, doanh nghiệp rất lớn, đây là bài học thành công của Hàn Quốc, rồi Trung Quốc gần đây có sự tham gia của các thành phần kinh tế.

Theo ông Nhạ, hàng năm số HSSV ra nước ngoài học tập, nghiên cứu nhiều, với khoảng 3 – 4 tỷ USD dưới dạng các chi phí khác nhau. Giờ làm sao để thu hút được học sinh, gia đình có điều kiện, học ngay tại trong nước? Việc này bộ đã tham mưu, có chính sách khuyến khích thành phần cho giáo dục, tập trung cho giáo dục cơ bản, chất lượng cao. Điều này rất trông đợi vào các nhà đầu tư, theo hướng chuẩn quốc tế để tăng đóng góp của tư nhân trong giáo dục chất lượng cao, giảm áp lực với ngân sách. Khi sửa luật tới đây bộ rất ưu tiên vấn đề xã hội hóa.

200 nghìn sinh viên, tới đây sẽ được tập trung nâng cao chất lượng, gốc của vấn đề là chất lượng. “200 nghìn SV thất nghiệp là có thật. Để giải quyết căn cơ là vấn đề chất lượng, phải được chuẩn kiểm định quốc tế và thị trường. Giải pháp khắc phục là phối hợp với thị trường lao động, nâng cao chất lượng và đào tạo có địa chỉ”, ông Nhạ cho hay.


Theo Luân Dũng

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên