MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một hệ thống giáo dục Việt Nam chuẩn bị IPO, quỹ Pyn Elite Fund lên kế hoạch đầu tư “đón đầu”

Việt Nam đang được đánh giá là quốc giá có hệ thống giáo dục dân lập tăng trưởng nhanh nhất Thế giới. Theo số liệu từ Oxford Economics, trong năm 2018, Việt Nam đã chi tổng cộng 9 tỷ USD cho giáo dục.

Pyn Elite Fund vừa đưa ra dự báo P/E của 5 cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục quỹ, bao gồm Thế giới di động (MWG), TPBank (TPB), HDBank (HDB), VEAM (VEA) và CII.

Theo đó, trong năm 2019, Pyn Elite Fund ước tính trong năm 2019, P/E MWG ở mức 11 lần; P/E TPB 7,9; P/E HDB 8,1; P/E VEA 8,8; P/E CII 7,4 và P/E trung bình 5 cổ phiếu trên vào khoảng 8,64. Đến năm 2020, P/E các cổ phiếu trên sẽ giảm xuống mức bình quân 7,24 lần và đến năm 2021 P/E sẽ còn 5,88.

Một hệ thống giáo dục Việt Nam chuẩn bị IPO, quỹ Pyn Elite Fund lên kế hoạch đầu tư “đón đầu” - Ảnh 1.

Dự báo của Pyn Elite Fund

Pyn Elite Fund là quỹ đầu tư tài chính đến từ Phần Lan. Năm 2013, quỹ đã chuyển toàn bộ khoản đầu tư của mình từ Thái Lan sang Việt Nam. Tính tới cuối tháng 4/2019, giá trị danh mục Pyn Elite Fund đạt 388 triệu EUR (431 triệu USD). Các cổ phiếu MWG, TPB, HDB, VEA, CII hiện chiếm khoảng 48% danh mục quỹ.

Khoản đầu tư lớn nhất của Pyn Elite Fund là MWG (chiếm tỷ trọng khoảng 16%) đã công bố kết quả kinh doanh tích cực với doanh thu thuần hợp nhất đạt 34.122 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế (LNST) đạt 1.424 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng 15% doanh thu thuần và 36% LNST so với cùng kỳ năm 2018.

Pyn Elite Fund đánh giá lợi nhuận năm 2019 của MWG sẽ tăng tương 27%, tương ứng 3.658 tỷ đồng (năm 2018 đạt 2.878 tỷ đồng).

Cũng theo thông báo từ Pyn Elite Fund, người đứng đầu quỹ, ông Petri Deryng mới đây đã có chuyến thăm đến 3 ngôi trường tại Việt Nam. Một cơ sở giáo dục hiện đang có kế hoạch IPO và Pyn Elite Fund đang xem xét tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.

Danh mục của Pyn Elite Fund hiện tập trung vào các lĩnh vực tăng trưởng nhanh của Việt Nam như bán lẻ, ngân hàng, tài chính, bất động sản, ô tô. Do đó, việc quỹ đầu tư này tiếp tục đầu tư vào mảng giáo dục cũng là điều không quá bất ngờ khi Việt Nam đang được đánh giá là quốc giá có hệ thống giáo dục dân lập tăng trưởng nhanh nhất Thế giới. Theo số liệu từ Oxford Economics, trong năm 2018, Việt Nam đã chi tổng cộng 9 tỷ USD cho giáo dục.

Những năm gần đây, có khá nhiều hệ thống giáo dục nổi lên như Topica, Wellsrping, Vinschool, TH school, hay các chuỗi tiếng Anh như ILA, Apollo, Apax...

Cách đây không lâu, Chủ tịch Vicostone, ông Hồ Xuân Năng cũng tham gia lĩnh vực giáo dục khi đầu tư vào đại học Thành Tây và đổi tên thành đại học Phenikaa.

Minh Anh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên