MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một nhà trị liệu cảnh báo đây chính là sai lầm lớn nhất mà người có trí tuệ cảm xúc thấp thường mắc phải, càng làm sẽ càng phản tác dụng

08-12-2019 - 23:12 PM | Sống

Khi tôi hỏi mọi người có suy nghĩ gì về trí tuệ cảm xúc, thì câu trả lời thường xoay quanh vấn đề của chính bản thân họ. Tôi thường nghe thấy những điều như: “Biết rõ năng lực cá nhân của mình”, “sự tự nhận thức về bản thân” hoặc “khả năng kiểm soát cảm xúc của mình”.

Tất cả điều này đều là đi đến quan niệm sai lầm phổ biến rằng, trí tuệ cảm xúc chỉ xoay quanh các vấn đề liên quan đến bản thân chúng ta như cảm xúc, tình cảm, và cách tiếp cận của chúng ta với người khác.

Kerry Goyette, LCSW, là người sáng lập và CEO của Aperio Consulting Group và là tác giả của cuốn sách, "The Non-Obvious Guide to Emotional Intelligence". Những thành tựu nổi bật trong công việc của cô đã được viết bởi các tạp chí lớn như: Fast Company, CEO World Magazine, Quartz và Innovation Interprise.

Dưới đây là những chia sẻ của cô về sai lầm số một mà những người có trí tuệ cảm xúc thấp thường mắc phải, và có thể hủy hoại sự nghiệp của họ.

EQ = bản thân + các mối quan hệ + môi trường

Một nhà trị liệu cảnh báo đây chính là sai lầm lớn nhất mà người có trí tuệ cảm xúc thấp thường mắc phải, càng làm sẽ càng phản tác dụng - Ảnh 1.

Không có gì là đáng ngạc nhiên khi hầu hết các tài liệu ngoài kia đều tập trung vào cách mọi người có thể xây dựng trí tuệ cảm xúc vì lợi ích của chính họ. Những lời khuyên thông thường sẽ đi theo một mô hình tương tự như: Hãy tự vấn lương tâm để hiểu bản thân hơn, thể hiện sự đồng cảm với người khác. Sau đó bạn sẽ có được lòng tin của nhân viên, hoặc được thăng chức.

Những người có trí tuệ cảm xúc thấp thường mắc sai lầm khi chỉ nhận ra và áp dụng những điểm mạnh trong cảm xúc của chính họ. Kết quả là, họ không thực sự kết nối được với môi trường và mọi người xung quanh. Và điều đó sẽ luôn phản tác dụng theo nhiều cách khác nhau.

Những người có trí tuệ cảm xúc cao luôn biết rằng, ngoài việc hiểu được cảm xúc của chính họ, điều quan trọng là phải nhận thức được cảm xúc của người khác. Và cách môi trường xung quanh tác động đến những cảm xúc đó.

Một ví dụ nghiên cứu điển hình đó là: "Khi chúng ta làm việc cho người khác"

Gần đây, tôi được mời đến làm việc cho một nhà máy kỹ thuật để giúp họ cải thiện đội ngũ và hệ thống trong công ty. Các sản phẩm mà công ty này tạo ra có rất ít chỗ sai sót, và cổ phần cũng rất cao. Nếu đội ngũ làm việc không chính xác, thì những sai sót có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng.

Tuy nhiên có một vấn đề nan giải ở trong công ty đó là về người quản lý, và tôi sẽ gọi anh ta là Alex. Alex là một "people pleaser" - "người thích lấy lòng người khác". Kiểu người này sẽ luôn cố làm hài lòng người khác vì sợ người ta không thích mình, nên sẽ dễ dàng bị lợi dụng. Những người này thường có lòng tự trọng rất thấp và hay nghĩ xấu về bản thân. Nhưng họ sẽ luôn che giấu không cho những người xung quanh biết về con người thật của mình.

Khi các thành viên trong nhóm của Alex muốn tìm đến những lời khuyên để cải thiện công việc của họ và giảm lỗi sai sót trong công việc. Họ sẽ bỏ qua Alex và tìm đến sếp của anh ấy hoặc các nhân viên khác để nhờ giúp đỡ. Vì họ biết rằng nếu đến tìm Alex, họ sẽ chỉ nghe thấy những lời khen sáo rỗng, mà không nhận được bất kỳ lời khuyên hữu ích nào khác. Điều này có nghĩa là Alex đã thất bại trong việc đóng góp phản hồi mang tính xây dựng ở trong công ty, và kéo theo nhiều hậu quả khác nữa.

Alex, thực tế đã mất uy tín và niềm tin với đội của mình. Vì vậy anh dần trở nên tách biệt với những người khác. Lúc đầu, mọi người có thể vẫn tiếp xúc và tìm đến anh. Nhưng sau một thời gian dài, họ sẽ cảm thấy ngán ngẩm, tuyệt vọng với những lời khen nhàm chán đó, và tìm đến sự giúp đỡ của những người khác.

Một nhà trị liệu cảnh báo đây chính là sai lầm lớn nhất mà người có trí tuệ cảm xúc thấp thường mắc phải, càng làm sẽ càng phản tác dụng - Ảnh 2.

Nếu áp dụng quan niệm sai lầm phổ biến về trí tuệ cảm xúc ở đây, chúng ta sẽ biết rằng Alex cần phải tự nhìn lại bản thân mình. Và anh ta cần nhận ra rằng việc làm hài lòng tất cả mọi người chỉ vì muốn họ yêu quý mình, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa làm việc của công ty.

Có một điều chắc chắn rằng Alex sẽ không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Và việc cố gắng làm điều đó đã làm hỏng công việc và mối quan hệ của anh ấy với những người khác trong công ty. Chiến lược này có thể hiệu quả, nhưng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Muốn ai đó thay đổi mà không giúp họ thay đổi môi trường hiện tại sẽ hiếm khi dẫn đến thành công

Một giám đốc điều hành đã lên tiếng về sự thiếu tin tưởng của mình đối với Alex. Khi anh đang cố gắng bảo vệ một nhân viên bằng cách che đậy sai sót trong công việc của cô ấy. Alex đã bào chữa bằng cách nói rằng: "Chúng ta không thể mong đợi sự hoàn hảo ở ai khác. Vì con người ai cũng sẽ có lúc sai lầm". Điều này đã khiến cho các giám đốc điều hành khác tự hỏi liệu họ có thể tin tưởng Alex nữa không. Họ cảm thấy họ cần một người quản lý nghiêm khắc và khiến cho nhân viên của mình làm việc có trách nhiệm hơn, chứ không phải một người chỉ biết bao che cho lỗi lầm của nhân viên.

Công ty đã đầu tư rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc vào Alex. Họ không hề muốn sa thải anh. Thay vào đó, họ chỉ muốn nhìn thấy sự thay đổi theo chiều hướng tích cực ở Alex.

Vì vậy chúng tôi đã tập trung vào ba yếu tố cốt lõi để khiến Alex thay đổi:

1. Self-recognition - Cái tôi trong gương:

Cái tôi trong gương là một khái niệm về tâm lý xã hội được Charles Horton Cooley đưa ra vào năm 1902. Theo ông, đó là quá trình cá nhân thực hiện một hành vi nào đó và cơ thể tự quan sát hành vi của mình thông qua phản ứng của những người xung quanh. Sau đó, cá nhân lý giải phản ứng đó về những hành vi của mình. Nhờ vậy, cá nhân hiểu được cái tôi của mình và có phản ứng tương ứng đối với những đánh giá, bằng sự xấu hổ (khi nhận được những phản ứng tiêu cực), hoặc tự hào (khi nhận được những phản ứng tích cực).

Chúng tôi đã dành thời gian để đưa ra từng nhận xét về những hành động mà Alex đã làm. Vì vậy, anh ấy đã có thể nhận thức được những tác hại do hành vi của mình gây nên. Liệu anh ta đang làm những gì cần thiết, và đúng đắn hay chỉ nói với mọi người những gì anh ta nghĩ rằng họ muốn nghe?

2. Sự phản ánh của xã hội: Nhiệm vụ đầu tiên của Alex, là quan sát và điều tra xem "việc thích lấy lòng người khác" của anh có ảnh hưởng như thế nào đối với công ty. Sau khi Alex yêu cầu phản hồi từ một trong số những người giám sát trong công ty, anh ấy đã rất ngạc nhiên và thất vọng vì những gì mình nghe được. Người giám sát đó đã kể lại một tình huống gần đây khi Alex đã cố bao che lỗi cho một nhân viên và cho anh ta về nhà sớm để tránh bị khiển trách. Và nói thêm rằng chính hành động đó của Alex đã khiến người nhân viên đó trở nên nhu nhược và thiếu trách nhiệm. Alex bắt đầu nhận thức được những hậu quả do mình gây ra.

3. Tìm ra một giải pháp hoàn hảo: Cuối cùng, tôi đã làm việc với Alex và các đồng nghiệp của anh ấy, để nhằm tạo ra một giải pháp giúp giải quyết "xu hướng làm hài lòng mọi người" của Alex. Chúng tôi đã thiết kế một hệ thống để theo dõi trách nhiệm. Alex rất thích các số liệu. Vì vậy anh bắt đầu theo dõi các con số khi một vấn đề bắt đầu xuất hiện, tổng số ngày giải quyết xong vấn đề, các biện pháp đã sử dụng và ảnh hưởng của nó đến nhóm làm việc trong công ty. Phần cuối cùng là nhận phản hồi từ nhóm của anh ấy để xác định xem họ có cảm thấy vấn đề đã được giải quyết hay không.

Alex bắt đầu thấy giá trị trong việc có được phản hồi từ đồng nghiệp. Và nhận ra rằng đó chính là chìa khóa để giữ anh tránh xa những vấn đề tiêu cực. Cố lảng tránh những điều khó khăn là phản ứng cảm xúc của Alex. Và đó là một phản ứng bắt nguồn từ nỗi sợ hãi.

Khi Alex giải quyết được vấn đề, nhóm của anh và CEO đã nhận ra những nỗ lực của anh ấy. Và mọi người đã trở nên tin tưởng và tìm đến Alex để xin sự giúp đỡ nhiều hơn.

Alex bắt đầu ít dựa dẫm vào "nhu cầu muốn làm hài lòng người khác" của anh. Tại sao lại có sự thay đổi như vậy? Bởi vì môi trường đã thay đổi. Bây giờ nó là một nơi mà chỉ các quyết định khách quan mới được khen thưởng. Chỉ đơn giản là sự thay đổi tương đối nhỏ trong môi trường làm việc nhưng nó đã tạo nên sự khác biệt rất lớn.

Vấn đề trí tuệ cảm xúc

Một nhà trị liệu cảnh báo đây chính là sai lầm lớn nhất mà người có trí tuệ cảm xúc thấp thường mắc phải, càng làm sẽ càng phản tác dụng - Ảnh 3.

Nếu robot có thể đảm nhiệm hết những công việc trong tương lai của con người, liệu trí tuệ cảm xúc thực sự có thể cứu chúng ta? Trước khi tôi nói cho bạn biết giá trị của EQ, hãy xem xét những phát hiện này từ các nghiên cứu trước đây:

  - Gần 90% những nghệ sỹ giỏi trên thế giới đều có mức độ trí tuệ cảm xúc cao.

  - Trí tuệ cảm xúc chiếm 90%  sự tiến bộ trong sự nghiệp, trong khi IQ và chuyên môn có vai trò gần như tương tự.

  - Trí tuệ cảm xúc chiếm 58% trong hiệu suất công việc của bạn.

  - Những người có trí tuệ cảm xúc cao kiếm được trung bình nhiều hơn 29.000 đô la so với những người khác.

  - Gần 85% thành công tài chính của bạn là nhờ tâm lý học kỹ thuật, tính cách, khả năng giao tiếp, đàm phán và lãnh đạo. Chỉ 15% thành công tài chính của bạn là do chuyên môn.

Hầu hết mọi người muốn cộng tác với một người họ thích và tin tưởng hơn là người chỉ biết có lợi cho bản thân mình. Ngay cả khi người mà họ không tin tưởng cung cấp một sản phẩm tốt hơn với giá thấp hơn.

Trí tuệ cảm xúc của chúng ta đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc sống này. Và để gia tăng nó, chúng ta cần hiểu động lực của bản thân, và quan điểm của những người xung quanh đối với chúng ta là gì. Cũng như là những ảnh hưởng của môi trường đến suy nghĩ và hành động của chúng ta.

Theo CNBC 

Minh Hà

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên