MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Muốn người khác hạnh phúc, trước tiên bạn phải cảm thấy hạnh phúc: Điều kỳ lạ là nhiều người không dám tháo bỏ "chiếc mặt nạ nhẫn nhục" ra để bắt đầu sống cho mình!

14-04-2019 - 08:55 AM | Sống

Trong tâm lý học có điểm hết sức kỳ lạ. Những người mà ta nghĩ họ có vấn đề, họ gần như không đến các phòng tư vấn tâm lý bao giờ. Ngược lại, những người quan tâm đến vấn đề tâm lý của mình và đến các phòng tham vấn thường là những người có khí chất tốt, biết bao dung và làm việc chăm chỉ.

Nhưng điều này không hề khó hiểu. Một số người khiến chúng ta cảm thấy khó chịu vì họ truyền cảm xúc tiêu cực cho chúng ta thông qua tiếp xúc. Đây chính là cơ chế tâm lý để đối phó với cảm xúc của họ.

Có lúc, chính chúng ta cũng sẽ làm như vậy. Chẳng hạn, hôm nay sếp từ chối yêu cầu tăng lương của bạn. Đến khi trở về nhà, bạn sẽ cư xử tệ hại với gia đình của mình. Đây là một cơ chế nằm sâu trong tiềm thức nên sẽ chúng ta hầu như không thể nhận ra. Nhưng nếu có người nhắc nhở, bạn sẽ nhận thấy tâm trạng của mình đã ảnh hưởng đến cách bạn hành xử với gia đình như thế nào.

Có một số người, họ không nhận thức được tác động của cảm xúc đến hành động của mình, họ không biết rằng những gì mình làm sẽ ảnh hưởng đến người khác.

Những người giỏi chịu đựng thường không phải vì họ mạnh mẽ, mà là họ được dạy để trở thành một "người tốt" khi họ còn trẻ.

Muốn người khác hạnh phúc, trước tiên bạn phải cảm thấy hạnh phúc: Điều kỳ lạ là nhiều người không dám tháo bỏ chiếc mặt nạ nhẫn nhục ra để bắt đầu sống cho mình!  - Ảnh 1.

"Cha mẹ luôn nói rằng họ làm mọi thứ cho tôi. Do đó, tôi không quan tâm đến bất cứ điều gì, không phải nghi ngờ gì, chỉ cần lắng nghe ý kiến ​​và tuân theo sự sắp xếp của họ," một người cho biết. "Nhưng họ không bao giờ quan tâm xem tôi nghĩ gì, có cảm giác gì. Dù tôi có nói gì, họ cũng không quan tâm".

Trong trường hợp này, hành động của cha mẹ khiến con cái hiểu lầm rằng: "Ý nghĩ và cảm xúc của con không quan trọng, suy nghĩ và cảm xúc của bố mẹ (hay của những người khác) mới là thứ quan trọng. Trẻ em lớn lên trong môi trường gia đình này sẽ luôn phải kiềm chế chính mình. Cảm xúc bản thân là thứ không được phép bày tỏ.

Khi những đứa trẻ này lớn lên, chúng luôn là người đầu tiên rút lui mỗi khi gặp mâu thuẫn với người khác, ngay cả khi phải chiến đấu vì lợi ích của bản thân. Chúng cũng rất thiếu tính kiên trì. Một sinh viên đại học bực mình vì bạn anh ta luôn thức và hò hát suốt đêm, nhưng lại chẳng bao giờ nói ra. Được người khác nhận xét là tốt bụng, nhưng chỉ mình anh ta mới biết bản thân đang khó chịu đến mức nào. Chẳng qua vì lo sợ mà anh ta không dám lên tiếng.

Muốn người khác hạnh phúc, trước tiên bạn phải cảm thấy hạnh phúc: Điều kỳ lạ là nhiều người không dám tháo bỏ chiếc mặt nạ nhẫn nhục ra để bắt đầu sống cho mình!  - Ảnh 2.

Bản chất của cuộc sống là nghĩ cho mình. Khả năng bẩm sinh của trẻ em là khóc. Bởi lẽ, chỉ bằng cách này nó mới có thể thu hút được sự chú ý từ người mẹ, mới khiến mọi người xung quanh biết nó đang đói mà cho ăn. Bản tính này theo con người suốt đời

Giả sử có một tình huống như này: Bạn thấy một phụ nữ mang thai trên xe buýt và muốn nhường cô ấy chỗ ngồi. Nhưng nếu bạn không có chỗ ngồi mà phải đứng, làm thế nào để bạn cho cô ấy?

Nhiều bậc cha mẹ cũng lâm vào tình trạng tương tự. Họ luôn suy tính và sắp xếp mọi thứ cho con cái. Họ nghĩ rằng đây là điều tốt nhất cho con. Nhưng "nếu bản thân bạn không hạnh phúc, làm thế nào bạn có thể mang lại hạnh phúc cho con?"

Đầu tiên, ta phải nghĩ cho bản thân và trở thành một "kẻ xấu" ích kỷ trước khi có thể trở thành một người tốt.

Muốn người khác hạnh phúc, trước tiên bạn phải cảm thấy hạnh phúc: Điều kỳ lạ là nhiều người không dám tháo bỏ chiếc mặt nạ nhẫn nhục ra để bắt đầu sống cho mình!  - Ảnh 3.

Đối với mối quan hệ mẹ-con, điều này không chỉ làm giảm gánh nặng cho mẹ mà còn bớt áp lực cho con. Trẻ em sẽ không phải gánh quá nhiều cảm xúc và kỳ vọng của mẹ. Nhờ vậy, sự phát triển nhân cách của chúng sẽ không bị đè nén như những đứa trẻ được nhắc đến ở trên.

Đối với các mối quan hệ nói chung, sự ích kỷ đúng đắn cũng có mặt tích cực. Trước hết, bày tỏ suy nghĩ sẽ làm tăng khả năng đồng cảm với nhau. Bên kia có thể hiểu suy nghĩ và thái độ của bạn, tránh cư xử không tốt, không đúng, làm tổn thương lẫn nhau.

Quá cố sức để trở thành "người tốt", không sớm thì muộn sẽ trở thành kẻ xấu thật sự. Biết nghĩ cho mình đúng và đủ, không những bản thân thoải mái mà sẽ còn được mọi người xung quanh yêu quý.

Trong các mối quan hệ xã hội, nguyên tắc này cũng giúp cho những người hướng nội dễ giao tiếp hơn. Bởi lẽ, nó giúp bộc lộ được những suy nghĩ của bản thân. Như nhà tâm lý học Thomas Moore đã viết: "Bạn nên làm bạn với những người thể hiện sự giận dữ".

Ngọc Hà

Ifeng

Trở lên trên