MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năm 2017, SCB tiếp tục tái cơ cấu và tăng vốn lên 16.000 tỷ đồng

11-04-2017 - 20:54 PM | Tài chính - ngân hàng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) cho biết đã hoàn tất các nghĩa vụ thanh toán đối với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác trước hợp nhất.

Lợi nhuận còn khiêm tốn do chi phí tái cơ cấu

Trong giai đoạn sau hợp nhất 3 ngân hàng (Tín Nghĩa, Đệ Nhất, SCB ), SCB hợp nhất đã nỗ lực xử lý nợ xấu, thu hồi nợ và kiểm soát chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 7,25% đầu năm 2012 xuống còn 0,68% vào cuối năm 2016.

Về khoản vay Ngân hàng Nhà nước, SCB đã tất toán toàn bộ dư nợ vay tái cấp vốn Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ trong giai đoạn khó khăn về thanh khoản sau khi hợp nhất.

Tính đến cuối 2016, số dư vay Ngân hàng Nhà nước còn 5.633 tỷ đồng so với đầu năm 2012 là 18.134 tỷ đồng, đây là khoản SCB tận dụng nguồn vốn giá rẻ để bổ sung thanh khoản và hỗ trợ nguồn vốn kinh doanh.

Về các giao dịch liên ngân hàng, tính đến cuối 2013, SCB đã hoàn trả toàn bộ các khoản vay hỗ trợ thanh khoản trên liên ngân hàng và hoàn tất phương án cơ cấu nợ thị trường 2 (liên ngân hàng).

Kết quả kinh doanh năm 2016, SCB đạt 136 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và chỉ đạt 74,3% kế hoạch năm.

Theo SCB, lợi nhuận của ngân hàng còn khiêm tốn do chi phí tái cơ cấu còn tương đối cao và trích lập dự phòng.

Trong giai đoạn 2012 – 2016, SCB đã trích lập 6.638 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, trong đó trích lập trái phiếu VAMC là 3.369 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2016, danh mục đầu tư của SCB đạt 64.436 tỷ đồng. Trong đó, danh mục trái phiếu Chính phủ đạt 39.381 tỷ đồng.

Số dư chứng khoán nợ tổ chức tín dụng đạt 9.568 tỷ đồng.

Trái phiếu VAMC ở mức 14.553 tỷ đồng.

Trái phiếu doanh nghiệp ở mức 600 tỷ đồng.

Chứng khoán vón của tổ chức tín dụng mà SCB đang nắm giữ là 73 tỷ đồng.

Năm 2017, thu hồi 1.500 tỷ đồng nợ xấu

Năm 2017, SCB sẽ tiếp tục chiến lược tái cơ cấu giai đoạn 2015 – 2019. Cụ thể, theo kế hoạch tái cơ cấu SCB giai đoạn 2015 – 2019 được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, SCB phải đạt mức vốn điều lệ 16.000 tỷ đồng và năm 2019 đạt 18.000 tỷ đồng.

Trong năm 2016, SCB đã có kế hoạch tăng vốn từ 14.295 tỷ đồng lên 16.000 tỷ đồng và đã được đại hội đồng cổ đông thông qua. Hiện SCB đang bổ sung hồ sơ và dự kiến trong năm 2017 tăng vốn điều lệ thêm 1.705 tỷ đồng và hoàn thành mức 16.000 tỷ đồng.

Các chỉ tiêu khác trong năm 2017 như tổng tài sản dự kiến đạt 427.021 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2016.

Tổng dư nợ tín dụng dự kiến 251.234 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2016.

Dự phòng rủi ro dự kiến 2.658 tỷ đồng, tăng gần 26% so với năm 2016.

Huy động thị trường 1 dự kiến 356.242 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2016.

Huy động thị trường 2 dự kiến 40.902 tỷ đồng, tăng gần 37% so với năm 2016.

Lợi nhuận trước thuế dự kiến 171 tỷ đồng, tăng gần 26% so với năm 2016.

Trong năm 2017, SCB đặt mục tiêu thu hồi 1.500 tỷ đồng nợ quá hạn, nợ xấu.

Nguồn: SCB

Bên cạnh đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2017 tới đây, SCB sẽ trình cổ đông việc bầu thành viên hội đồng quản trị.

Hiện, SCB còn 05 thành viên hội đồng quản trị tại nhiệm, gồm: ông Đinh Văn Thành – Chủ tịch, ông Võ Tấn Hoàng Văn, thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc, ông Tạ Chiêu Trung và ông Henry Sun Ka Ziang đều là thành viên, bà Nguyễn Thị Phương Loan, thành viên độc lập.

Nguồn: SCB

Theo Lan Anh

Bizlive

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên