MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tăng chi phí kinh doanh định mức cho xăng từ 860 đồng lên 1.050 đồng/lít

16-10-2014 - 12:00 PM |

Theo Dự thảo Thông tư liên tịch về điều hành giá xăng dầu, chi phí kinh doanh định mức đối với xăng được tăng từ 860 đồng/lít lên 1.050 đồng/lít.

Bộ Công Thương vừa công bố dự thảo Thông tư liên tịch bổ sung cho Nghị Định 83 về điều hành giá xăng dầu sắp có hiệu lực từ  ngày 1/11/2014. Theo đó, chi phí định mức kinh doanh xăng dầu sẽ được nâng lên 1.050 đồng/lít.

Trước đó, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cho rằng chi phí định mức kinh doanh xăng dầu 860 đồng không sát thực tế và cho biết hiện tại doanh nghiệp phải chi trả đến 1.300 đồng/lít. Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội xăng dầu cũng cho rằng chi phí kinh doanh định mức thực tế đã lên tới 1.200-1.300 đồng/lít.

Theo dự thảo Thông tư, chi phí kinh doanh định mức là chi phí kinh doanh xăng dầu định mức, tức chi phí lưu thông xăng dầu (chi phí bán buôn, chi phí bán lẻ ở nhiệt độ thực tế) trong nước của các thương nhân đầu mối (đã bao gồm chi phí dành cho tổng đại lý, đại lý) để tính giá cơ sở đã tăng lên gần 200 đồng/lít.

Cụ thể, chi phí bình quân giữa các vùng trong cả nước đối với mặt hàng xăng tối đa 1.050 đồng/lít; Chi phí bình quân giữa các vùng trong cả nước đối với dầu hỏa, dầu Diesel tối đa 950 đồng/lít; Chi phí bình quân giữa các vùng trong cả nước đối với dầu Mazut tối đa 600 đồng/kg.

Về lợi nhuận định mức trước thuế (tức lợi nhuận kinh doanh xăng dầu trong nước) của các thương nhân đầu mối để tính giá cơ sở theo mức tối đa là 300 đồng/lít,kg và sẽ được Bộ Tài chính Thông báo điều chỉnh phù hợp với thực tế kinh doanh của các thương nhân đầu mối trong từng thời kỳ.

Về quỹ bình ổn giá, dự thảo Thông tư đã có giải thích rõ những thắc mắc khi Nghị Định 83 được ban hành như: thế nào là xả thường xuyên, liên tục? Khi nào thì xả quỹ?... Theo đó, Dự thảo quy định Quỹ Bình ổn giá được thực hiện thường xuyên, liên tục và được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá cơ sở theo quy định tại khoản 9, Điều 3, Chương I Nghị định số 83/2014/NĐ-CP là 300 đồng/lít ở nhiệt độ thực tế đối với các loại xăng động cơ, các loại dầu điêzen, dầu hỏa, nhiên liệu sinh học và 300 đồng/kg đối với các loại dầu madut thực tế tiêu thụ và được xác định là một

Trong trường hợp cần thiết Liên Bộ Công Thương - Tài chính sẽ điều chỉnh mức trích lập, thời điểm trích lập Quỹ Bình ổn giá cho phù hợp với biến động của thị trường và có thông báo bằng văn bản để các Thương nhân đầu mối thực hiện.

Tuy nhiên, nói về việc tăng chi phí kinh doanh định mức đối với mặt hàng xăng dầu, nhiều chuyên gia lại có ý kiến khác. GS. TS Đặng Đình Đào, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển cho biết, chưa tính đến mức tăng lên 1.050 đồng/lít mà với mức 860 đồng đang áp dụng đã có tình trạng chạy ngầm về mức chi phí hoa hồng chia cho các đại lý. “Theo tôi thay vì tăng chi phí định mức kinh doanh lên 1.050 đồng thì Bộ Tài Chính nên giám sát chặt chẽ việc chiết khấu hoa hồng cho các đại lý”, TS Đào nói.

Theo đó, Bộ Tài chính chỉ quy định mức được chi dưới 50%, tức là 430đ/lít xăng nhưng thực tế doanh nghiệp xăng dầu có khi chi lên tới 750 - 800 đ/lít xăng bán lẻ. Đây là biểu hiện của việc kinh doanh xăng dầu không theo quy tắc thị trường ở Việt Nam. Việc đẩy mức chi phí hoa hồng từ 430đ/lít xăng lên 800đ/lít xăng bán lẻ để rồi lại đổ lên đầu người tiêu dùng và lại xin nhà nước bổ sung chi phí, theo ông Đăng Đình Đào đó là một dạng của "chuyển giá", "chuyển chi phí" để xin nhà nước bù lỗ, bù chi phí, trong khi doanh nghiệp làm ăn vẫn có lãi, thị trường luôn ổn định. 

“Thực tế, việc muốn có thêm các nhà kinh doanh, các nhà nhập khẩu xăng dầu gia nhập thị trường ở Việt Nam không phải là dễ bởi mặc dù luôn kêu lỗ nhưng không doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nào chịu từ bỏ để cho doanh nghiệp khác họ làm thay. Muốn tăng chi phí trước hết cần minh bạch các chi phí chia hoa hồng cho đại lý như thế mới đảm bảo công bằng cho người dân”, ông Đào nói.


Hướng Dương

bachhue

Tài chính Plus

Trở lên trên