MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nắng nóng kỷ lục, cần nhớ 7 dấu hiệu căn bệnh nguy hiểm ai cũng có thể gặp khi đi nắng

05-06-2017 - 14:15 PM | Sống

Trong đợt nắng nóng kỷ lục này, nếu bạn gặp những dấu hiệu sốc nhiệt (SAY NẮNG) nhiệt độ cơ thể tăng cao cần phải có biện pháp hỗ trợ kịp thời nếu không sẽ tử vong.

Tổn thương não vì sốc nhiệt

Sốc nhiệt hay còn gọi là say nắng là căn bệnh nghiêm trọng nhất do nắng nóng . Bệnh xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng kiểm soát nhiệt độ: thân nhiệt gia tăng nhanh chóng, ra mồi hôi không đủ để giải tỏa nhiệt, cơ thể không thể tự làm mát.

Thân nhiệt có thể lên tới 39,5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 10-15 phút. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được điều trị, cấp cứu kịp thời.

Theo TS Lương Quốc Chính, Bệnh viện Bạch Mai khoa cấp cứu A9, về mùa nắng nóng thường xuyên gặp các bệnh nhân bị sốc nhiệt vào cấp cứu thậm chí có bệnh nhân não bị tổn thương do sốc nhiệt.

Với sốc nhiệt bất cứ ai cũng có nguy cơ sốc nhiệt. Sốc nhiệt phụ thuộc vào khả năng đối phó với nhiệt độ khắc nghiệt phụ thuộc vào sức chịu đựng của hệ thần kinh trung ương.

Ở trẻ em, hệ thần kinh trung ương phát triển chưa đầy đủ, và ở người lớn trên 65 tuổi, hệ thần kinh trung ương bắt đầu bị thoái hóa khiến cho cơ thể không đủ khả năng đối phó với sự thay đổi nhiệt độ cơ thể. Cả hai nhóm tuổi này thường gặp khó khăn trong việc giữ nước cũng đã khiến làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.


Say nắng có thể gây tử vong.

Say nắng có thể gây tử vong.

Những tình huống dễ bị sốc nhiệt như gắng sức trong thời tiết nóng như làm cố lao động chân tay trong trời nắng, tham gia các môn thể thảo, ví dụ bóng đá, trong thời tiết nóng là một trong những tình huống có thể dẫn tới sốc nhiệt.

Ngoài ra, nếu bạn đột ngột tiếp xúc với thời tiết nóng, một số bệnh mạn tính, ví dụ bệnh tim hoặc bệnh phổi, có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt. Một số tình trạng khác như béo phì, ít vận động và có tiền sử sốc nhiệt trước đây cũng có thể làm tăng nguy cơ sốc nhiệt.

Tiến sĩ Chính cho biết càng tiếp xúc ngoài trời nắng lâu nguy cơ sốc nhiệt càng lớn và biến chứng nặng hơn. Nhiều người bị say nắng không biết dẫn đến gây phù não và làm tổn thương các cơ quan quan trọng khác, và có thể gây ra các tổn thương vĩnh viễn và tử vong nếu sốc nhiệt không được sơ cứu đúng cách.

7 dấu hiệu cần nhớ

Thạc sĩ Chính chỉ ra 7 triệu chứng của say nắng:

Thứ nhất: Nhiệt độ cơ thể tăng cao: nhiệt độ cơ thể lớn hơn hoặc bằng 400C (1040F) là dấu hiệu chính của sốc nhiệt

Thứ hai: Thay đổi trạng thái tâm thần hoặc hành vi: các tình trạng như lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, co giật và hôn mê có thể là hậu quả của sốc nhiệt.

Thứ ba: Thay đổi bài tiết mồ hôi trong trường hợp sốc nhiệt do thời tiết nóng, bạn sẽ cảm thấy da nóng và khô khi chạm vào. Tuy nhiên, trong trường hợp sốc nhiệt do gắng sức, bạn sẽ cảm thấy da ẩm ướt.


Da khô, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có thể là dấu hiệu của say nắng.

Da khô, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có thể là dấu hiệu của say nắng.

Thứ tư: Buồn nôn và nôn: bạn có thể cảm thấy khó chịu ở bụng hoặc nôn

Thứ năm: Da đỏ ửng: da có thể chuyển thành mầu đỏ khi nhiệt độ cơ thể tăng lên

Thứ năm: Thở nhanh: có thể có thở nhanh và nông.

Thứ sáu: Tăng nhịp tim: mạch có thể tăng đáng kể bởi vì ứng xuất nhiệt đặt một gánh nặng rất lớn lên tim nhằm giúp làm mát cơ thể.

Thứ bẩy: Đau đầu: đầu có thể đau nhức nhói.

Khi có dấu hiệu say nắng cần nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân, chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

Việc tiến hành giúp bệnh nhân hạ nhiệt là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi say nắng, say nóng nguyên nhân là do thân nhiệt tăng và mất nước.

Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Cách phòng tránh sốc nhiệt, bác sĩ Chính cho biết mọi người nên biết bảo vệ mình dưới trời nắng nóng, uống nhiều nước, mặc quần áo nhẹ, rộng rãi.

Theo Thảo Nguyên

Trí thức trẻ

Trở lên trên