MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nestlé đã làm những gì để có ly cà phê chất lượng, an toàn?

17-01-2017 - 17:30 PM | Doanh nghiệp

Đặt ra quy chuẩn chất lượng riêng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình trong suốt chuỗi sản xuất là cách Nestlé đã và đang thực hiện để đưa ra thị trường ly cà phê an toàn, chất lượng.

Chất lượng Thụy Sỹ cho ly cà phê Việt

Với bề dày phát triển 150 năm, hiện nay Nestlé có 440 nhà máy trên thế giới. Mỗi giây có 2 triệu sản phẩm được tiêu thụ trên toàn cầu, vì vậy, sản phẩm của tập đoàn được chuẩn hóa theo một công thức nhất định. Tại Việt Nam, các sản phẩm của Nestlé đáp ứng các tiêu chuẩn của Việt Nam và quy trình quản lý chất lượng của Nestlé Thụy Sỹ. Dòng sản phẩm Nescafé cũng không ngoại lệ phải tuân thủ đúng “tiêu chuẩn Thụy Sỹ” nghiêm ngặt này trong suốt chuỗi: từ nguồn nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, phân phối và bán lẻ.

Trước khi đi vào sản xuất, cà phê nguyên liệu sẽ được kiểm tra: các hạt bị vỡ, không đúng kích cỡ, hạt bị mốc sẽ bị loại. Những nguyên liệu đạt chuẩn mới được vận chuyển đến nhà máy sản xuất. Thành phẩm sẽ được lưu giữ trong điều kiện lưu hành, nếm và thử nghiệm định kỳ, đảm bảo đến ngày cuối cùng của hạn sử dụng sản phẩm vẫn giữ nguyên chất lượng.

Đặc biệt, Nestlé duy trì và phát triển đội ngũ 8.000 chuyên gia chất lượng, an toàn sản phẩm... và tiến hành 100 triệu cuộc thử nghiệm mỗi năm để sản phẩm luôn đạt chuẩn an toàn. Không những thế, mỗi đợt sản phẩm xuất ra thị trường đều được lưu mẫu, kho lưu cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn vận hành, khi có phản ánh của người tiêu dùng, công ty sẽ xem xét lại toàn diện, có thể thay đổi một phần phương pháp chế biến hoặc hạn sử dụng để đảm bảo chất lượng.

Sản phẩm được các chuyên gia kiểm nghiệm trước khi được tung ra thị trường.
Sản phẩm được các chuyên gia kiểm nghiệm trước khi được tung ra thị trường.

Cách đây vài tháng, câu chuyện mỗi năm người Việt uống 17 tỷ ly cà phê nhưng thực chất không phải là cà phê đã gây không ít hoang mang cho người tiêu dùng. Vì vậy, những quy định nghiêm ngặt của Nestlé thể hiện đúng cam kết của công ty mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm an toàn, đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng cho ly cà phê Việt.

Nâng cao chất lượng hạt cà phê Việt

Nescafé Plan là dự án thể hiện cam kết của Nestlé nhằm tối ưu hóa chuỗi cung ứng cà phê: từ canh tác đến sản xuất, tiêu dùng có trách nhiệm. Từ năm 2011 đến nay, Nestlé đã phân phối hơn 15 triệu giống cây cà phê năng suất cao cho nông dân 4 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, góp phần tái canh vườn cà phê già cỗi, thu nhập của người nông dân tăng lên khoảng16 triệu đồng/ha/năm.

Trong dự án, nông dân được hướng dẫn kỹ thuật từ khâu chăm sóc, bón phân, thu hái, trải bạt để phơi, phân loại, bảo quản để tránh nấm mốc... Ông Vũ Hữu Đạo, một nông dân ở tỉnh Đắk Lắk, chia sẻ: “Trước đây, sản lượng cà phê tôi thu hoạch được là 3 tấn/ha. Sau 1 năm theo dự án, làm phân compost từ vỏ cà phê, phòng tránh các bệnh cho cây... năng suất đã tăng 4,5 tấn/ha mà không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thu nhập cũng tăng khoảng 30% so với trước”.

Người nông dân đã biết cách trồng cà phê sạch, chất lượng cà phê hạt cũng đã được nâng cao.
Người nông dân đã biết cách trồng cà phê sạch, chất lượng cà phê hạt cũng đã được nâng cao.

Theo Bộ NN&PTNT, năm 2016, cả nước xuất khẩu gần 1,8 triệu tấn cà phê, đạt 3,36 tỷ USD. Tại thị trường nội địa, nhu cầu tiêu thụ cà phê cũng tăng. Thống kê gần đây nhất cho thấy, niên vụ 2014/2015, tiêu thụ nội địa ước đạt 125.000 tấn, tăng 4% so với niên vụ trước. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển của cây cà phê Việt còn rất lớn.

Ông Hoàng Nguyễn Bảo Ngọc, Giám đốc nhà máy Nestlé Đồng Nai, cho biết: “Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 thế giới, đứng đầu về cà phê Robusta, tuy nhiên, nông dân Việt vẫn chưa thể làm giàu từ cây cà phê. Điều quan trọng chúng tôi muốn hướng tới là nâng cao nhận thức, từng bước hỗ trợ nông dân Việt tiếp cận với các tiêu chuẩn quốc tế, sản xuất theo hướng bền vững để nâng cao giá trị của cây cà phê”.

Hiện nay, Nestlé thu mua khoảng 20% sản lượng cà phê mỗi năm của Việt Nam. Nescafé Plan không chỉ giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng cho chuỗi sản xuất an toàn mà còn góp phần tăng thu nhập cho người nông dân và tăng giá trị cho hạt cà phê Việt Nam.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên